Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là 2024?

Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là 2024?Trong cuộc sống, con người không ngừng lao động để tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đây cũng là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, đất nước và bản thân mỗi người. Khái niệm lao động không chỉ xuất hiện trong cuộc sống thường nhật mà còn có trong những bài tập trắc nghiệm của các bạn học sinh. Vậy hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là gì? Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân ra sao? Bài viết này của HoaTieu.vn sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề trên.

Mọi người đều có quyền lao động
Mọi người đều có quyền lao động

1. Lao động là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt thì:

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.

Tất cả mọi người đều lao động để tạo ra nguồn thu nhập duy trì sự tồn tại của bản thân và góp phần xây dựng xã hội, thực hiện các nghĩa vụ đối với những người xung quanh trong cộng đồng.

Lao động là hoạt động chủ yếu, sáng tạo và quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại phát triển của đất nước và nhân loại. Có lao động thì mới thay đổi được xã hội đi lên theo hướng tích cực.

Một xã hội mà không có lao động thì sẽ không tạo ra được của cải vật chất, xã hội không phát triển được, vì vậy lao động không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mỗi người.

2. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là?

Công nhân làm việc trong các nhà máy
Công nhân làm việc trong các nhà máy

Lao động không chỉ là hoạt động thường nhật trong đời sống của tất cả mọi người mà khái niệm lao động còn xuất hiện nhiều trong các bài học của học sinh, dưới đây là câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Giáo dục công dân bậc phổ thông, mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là?

  • A. Học nghề.
  • B. Làm việc.
  • C. Cải tạo.
  • D. Hướng nghiệp.

Đáp án: Chọn B. Làm việc là đáp án đúng

Lý do: Trên tinh thần Hiến pháp, Luật Việc làm năm 2013 cũng đã quy định rõ, việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

3. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Căn cứ Điều 5 Luật lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, mọi công dân đều có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

Người lao động tham gia vào quan hệ lao động, họ có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, làm bất cứ công việc gì mà pháp luật không cấm. Người lao động có quyền chủ động nắm bắt công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sức khỏe của mình. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm công việc.

Điều 57, Hiến pháp năm 2013 cũng nêu rõ:

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.

2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội, phát triển thị trường lao động; Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp…

Theo các nhà chuyên môn, về cơ bản, pháp luật lao động nước ta không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, thậm chí còn ở mức tiến bộ so với thông lệ quốc tế. Với việc khẳng định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định, Hiến pháp đã đề cao quyền tự do lao động của công dân.

Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là? Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân . Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Lao động - Tiền lương, Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.795
0 Bình luận
Sắp xếp theo