Bao nhiêu tuổi được xem là người lao động 2024?

Hiện nay, rất nhiều Doanh nghiệp nhỏ lẻ không nắm bắt chính xác quy định của pháp luật về độ tuổi lao động. Dẫn đến tuyển dụng người làm việc không đúng độ tuổi, công việc được làm. Vậy, bao nhiêu tuổi được xem là người lao động? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn trả lời.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ Luật lao động 2019 thì người lao động là:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Như vậy, người lao động là người làm việc cho người khác có thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của họ.

1. Bao nhiêu tuổi được xem là người lao động?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019:

"Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này."

Mà quy định tại Mục 1 Chương XI như sau:

"Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này."

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP:

1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035

Như vậy, thông thường thì độ tuổi lao động của nam là từ 15 - 65 tuổi; độ tuổi lao động của nữ là từ 15 - 60 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những công việc cần phải có những người lao động dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động vẫn có thể tuyển dụng. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về công việc được áp dụng cho những người lao động chưa thành niên này. Như vậy, độ tuổi được tham gia quan hệ lao động phụ thuộc vào nhu cầu việc làm, thông thường là từ 15 tuổi thì được coi là người lao động.

Bao nhiêu tuổi được xem là lao động

2. Độ tuổi được đi làm

Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Do đó, độ tuổi được đi làm là từ 15 tuổi, trong một số trường hợp ngoại lệ thì người chưa đủ 15 tuổi vẫn được đi làm. Nhưng phải giao kết hợp đồng lao động và được sự đồng ý của người đại diện pháp luật, bên cạnh đó chỉ được làm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp theo quy định của pháp luật.

3. Chưa đủ 18 tuổi có làm hồ sơ xin việc được không?

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động 2019 về Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau:

1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Như vậy, đối với trường hợp chưa đủ 18 tuổi vẫn được làm hồ sơ xin việc bình thường và giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng lao động ấy phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

4. Độ tuổi quá hạn lao động

Cũng theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP về độ tuổi nghỉ hưu của lao động như sau:

1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Bảng lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

2029

58 tuổi

2030

58 tuổi 4 tháng

2031

58 tuổi 8 tháng

2032

59 tuổi

2033

59 tuổi 4 tháng

2034

59 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

Do đó, độ tuổi quá hạn lao động đối với nam là quá 65 tuổi còn độ tuổi quá hạn đối với lao động nữ là quá 60 tuổi.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như Mẫu hợp đồng lao động, Chế độ cho người lao động từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.140
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm