Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng

Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng. Tham nhũng là một vấn đề nhức nhối của mọi thời đại, mọi dân tộc. Có giai cấp là có tham nhũng diễn ra. Vậy nên trách nhiệm phòng chống tham nhũng là của toàn dân tộc, cả xã hội để hệ thống chính trị của đất nước luôn vững chắc. Vậy trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là hành vi của người nắm chức vụ, quyền hạn lợi dụng, lạm dụng chức vụ quyền hạn đó thực hiện hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích, tài sản của cá nhân, tổ chức, nhà nước và được nhận một khoản lợi ích nào đó khi thực hiện việc này.

Người thực hiện hành vi tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn còn người yêu cầu có thể là bất kỳ đối tượng nào.

Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng
Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng

2. Quyền, nghĩa vụ của công dân trong phòng chống tham nhũng

Căn cứ vào điều 17 Thông tư 117/2021/TT-BCA quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng chống tham nhũng như sau:

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong quá trình thực thi công vụ; được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan Công an những vấn đề có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Công an nhân dân.

2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan Công an trong phòng, chống tham nhũng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin về phòng, chống tham nhũng mà mình cung cấp; không lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

Công dân vừa có quyền mà vừa có nghĩa vụ trong hoạt động phòng chống tham nhũng. Công dân có quyền giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, mỗi hoạt động của bộ máy nhà nước đều được nhân dân giám sát nhằm đảm bảo minh bạch, công dân thực hiện quyền trong phòng chống tham nhũng là cũng đang bảo vệ lợi ích của bản thân. Vì những hoạt động tham nhũng là hoạt động xâm hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức nào đó bằng cách làm trái với pháp luật.

Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ phải thực thi pháp luật, tuân thủ pháp luật đã đặt ra về việc phòng chống tham nhũng.

3. Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng

Từ quy định nêu trên thì công dân có những trách nhiệm phòng chống tham nhũng như sau:

- Công dân có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ cơ quan chức năng trong hoạt động phòng chống tham nhũng. Khi có yêu cầu giúp đỡ cơ quan chức năng để thu thập chứng cứ bắt người tham nhũng thì công dân phải thực hiện tròn trách nhiệm của mình.

- Công dân có trách nhiệm trung thực khi cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng và chịu trách nhiệm về thông tin mà bản thân đã cung cấp. Nghĩa là những thông tin đã cung cấp cho cơ quan nhà nước là thông tin chính xác, không có sự nguỵ tạo. Nếu thông tin sai lệch và có dấu hiệu che dấu tội phạm sẽ chịu trách nhiệm pháp lý với cơ quan chức năng.

- Trách nhiệm của công dân còn là không lợi dụng việc thông tin tham nhũng với cơ quan chức năng nhằm vu khống một cá nhân, đơn vị, tổ chức khác. Đây là hành sai phạm, người thực hiện những hành vi này là người có mục đích không trong sạch và mong muốn người khác bị hạ uy tín, danh dự nhân phẩm. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Công dân còn phải tuân thủ pháp luật về việc không tham gia vào việc tham nhũng. Vì đối tượng có yêu cầu và trả lợi ích là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, hối lộ.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
1 436
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi