Các ngày lễ trong tháng 12 năm 2024
Trong Tháng 12 có nhiều sự kiện, ngày kỷ niệm quan trọng và ý nghĩa diễn ra. Vậy Tháng 12 có ngày lễ gì? Cùng Hoatieu.vn điểm lại Danh sách các ngày lễ lớn trong tháng 12 dương lịch, âm lịch tại Việt Nam, và các nước trên thế giới để có kế hoạch chuẩn bị cho bản thân và cho gia đình nhé.
Tháng 12 là tháng kết thúc của một năm cũ, chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều sự kiện trọng đại diễn ra. Bước sang tháng 12, không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới cũng sẽ kỷ niệm nhiều ngày lễ đặc biệt và có ý nghĩa to lớn như Lễ giáng sinh, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày quốc tế chống tham nhũng... Sau đây là tổng hợp Các sự kiện, ngày kỷ niệm trong tháng 12 mà bạn nên biết.
Danh sách các sự kiện, ngày lễ trong tháng 12
- 1. Các ngày lễ trong tháng 12 ở Việt Nam
- 2. Các ngày lễ trong tháng 12 ở nước ngoài
- 2.1. 1 tháng 12 - Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS
- 2.2. Ngày quốc khánh của một số nước trong tháng 12
- 2.3. 3 tháng 12 - Ngày Người khuyết tật Quốc tế
- 2.4. 4 tháng 12 - Ngày Quốc tế Ôm tự do
- 2.5. 5 tháng 12 - Ngày Tình nguyện viên Quốc tế
- 2.6. 7 tháng 12 - Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế
- 2.7. 9 tháng 12 - Ngày Quốc tế chống tham nhũng
- 2.8. 10 tháng 12 - Ngày Nhân quyền
- 2.9. 20 tháng 12 - Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (International Human Solidarity Day)
- 2.10. 25 tháng 12 - Lễ Giáng sinh
- 2.11. Ngày Quốc tế Phòng chống Dịch (27/12)
- 3. Các ngày lễ trong tháng 12 Âm lịch
- 4. Người lao động có được nghỉ làm vào các ngày lễ trong tháng 12 không?
1. Các ngày lễ trong tháng 12 ở Việt Nam
1.1. Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12)
Ngày 6/12 là thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam - tổ chức xã hội chính trị của các cựu chiến binh của các lực lượng vũ trang và bán vũ trang trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia qua các thời kỳ.
Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng cựu chiến binh. Ngày kỷ niệm diễn ra hàng năm cũng là động lực để các cựu chiến binh tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
1.2. Ngày Toàn quốc Kháng chiến (19/12)
Ngày Toàn quốc Kháng chiến diễn ra vào ngày 19/12/1946. Đây là ngày kỷ niệm lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh để cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, toàn quân ta chống lại kẻ thù xâm lược.
Hàng năm cứ vào ngày này, rất nhiều địa phương, đơn vị trên cả nước sẽ tổ chức và phát động các đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến. Đây là dịp để mọi người cùng phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời bình, cùng nhau thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm do nhà nước đề ra.
1.3. Ngày thành lập Đội tuyên truyền giải phóng quân/ Ngày hội Quốc phòng toàn dân Việt Nam (22/12)
22/12 không chỉ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. ... Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Hằng năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tổ chức các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị.
2. Các ngày lễ trong tháng 12 ở nước ngoài
2.1. 1 tháng 12 - Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS
Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chọn ngày 01/12 hằng năm là ngày kỷ niệm phòng chống HIV/AIDS trên toàn thế giới. Sau đó, nhằm đẩy mạnh sự phối hợp của toàn thể nhân loại trong việc phòng chống dịch bệnh này, UNAIDS (chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS) đã phát động thành chiến dịch toàn cầu lần đầu tiên từ 01/12/1997.
Từ đó đến nay, hàng năm UNAIDS đều phát động chiến dịch phòng chống HIV/AIDS trên toàn cầu bằng cách lựa chọn các chủ đề đặc biệt có liên quan đến tình hình dịch tễ và việc phòng chống HIV/AIDS nhằm liên kết chặt chẽ sự phối hợp các thành viên LHQ, các cấp chính quyền và tất cả các thành phần trong xã hội để cùng nổ lực phòng chống dịch bệnh của thế kỷ. Các chủ đề có thể thay đổi hàng năm và được sử dụng xuyên suốt quanh năm để thúc đẩy toàn thế giới cùng tham gia phòng chống đại dịch HIV/AIDS.
2.2. Ngày quốc khánh của một số nước trong tháng 12
Tháng 12 này diễn ra với khá nhiều ngày quốc khánh của các quốc gia trên thế giới, cùng Hoatieu tìm hiểu cụ thể dưới đây nhé:
- 2 tháng 12 - Quốc khánh Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Quốc khánh Lào
2/12 hàng năm chính là ngày quốc khánh của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Quốc khánh Lào.
- 6 tháng 12 - Quốc khánh Phần Lan
Ngày 6 tháng 12 năm 1917 đánh dấu kỷ niệm Phần Lan độc lập không còn là vùng tự trị của Nga hoàng. Để đến ngày nay, người dân Phần Lan nhắc đến ngày 6/12 với tất cả niềm tự hào và ăn mừng khắp đất nước.
- 12 tháng 12 - Quốc khánh Kenya
12/12 hàng năm chính là ngày quốc khánh của Kenya.
- 26 tháng 12 - Quốc khánh Liên bang Nga
26/12 hàng năm chính là ngày quốc khánh của Liên bang Nga.
2.3. 3 tháng 12 - Ngày Người khuyết tật Quốc tế
Từ năm 1992, ngày 3/12 hằng năm được chọn là Ngày Quốc tế Người khuyết tật và được tổ chức kỷ niệm trên toàn thế giới. Với những chủ đề khác nhau theo từng năm, Ngày Quốc tế Người khuyết tật ra đời nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông qua đó, huy động các hình thức hỗ trợ xã hội nhằm tăng cường sự tham gia của người khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế.
2.4. 4 tháng 12 - Ngày Quốc tế Ôm tự do
Ngày 4/12 hàng năm được chọn là Ngày quốc tế ôm nhau (International Free Hugs Day) nhằm khuyến khích con người thể hiện tình yêu thương, sự cảm thông, khích lệ người khác qua cái ôm thân mật.
Đây là một ngày lễ còn khá mới nhưng không ai nhớ chính xác nó bắt nguồn từ đâu và như thế nào. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều sẵn lòng tham gia Ngày quốc tế ôm nhau hàng năm. Chỉ là một cái ôm thân thiện, truyền năng lượng tích cực đến mọi người, giúp cho nhiều người cảm thấy yêu đời hơn.
2.5. 5 tháng 12 - Ngày Tình nguyện viên Quốc tế
Ngày Tình nguyện viên Quốc tế (International Volunteer Day, viết tắt IVD) là một ngày lễ quốc tế đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 17 tháng 12 năm 1985. Liên Hợp Quốc chọn ngày 5/12 hàng năm trở thành ngày “Tình nguyện Quốc tế”. Đây là một dịp tôn vinh tinh thần tình nguyện, sự tận tâm và đoàn kết vì sự phát triển và đề cao sự tham gia của tất cả mọi người. Ngoài ra, nó cũng là cơ hội cho các tổ chức tình nguyện và tình nguyện viên cá nhân để họ có thể thể hiện những đóng góp của mình - ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế - vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
2.6. 7 tháng 12 - Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế
Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế, viết tắt là ICAD (International Civil Aviation Day) được tổ chức vào ngày 7 tháng 12 hàng năm, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố năm 1996. Ngày này được thành lập với mục đích củng cố nhận thức về tầm quan trọng của hàng không dân dụng quốc tế đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia. Về vai trò của ICAO trong việc thúc đẩy an toàn, hiệu quả và tính đều đặn của vận tải hàng không quốc tế. Hàng không dân dụng giúp cải thiện sự phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Liên Hợp Quốc cũng đã công nhận hàng không dân dụng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thịnh vượng và hòa bình toàn cầu.
2.7. 9 tháng 12 - Ngày Quốc tế chống tham nhũng
Ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti-Corruption Day) được tổ chức vào ngày 09/12 hàng năm, kể từ khi thông qua Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng vào ngày 31/10/2003.
Đây là một sự kiện thường niên do Liên hợp quốc tổ chức, với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan, đồng thời vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng và chính phủ mỗi nước thành viên.
2.8. 10 tháng 12 - Ngày Nhân quyền
Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế (cũng gọi là Ngày Quốc tế Nhân quyền), là ngày được Liên Hợp Quốc công bố là ngày lễ quốc tế được các nước trên thế giới kỷ niệm.
2.9. 20 tháng 12 - Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (International Human Solidarity Day)
Ngày 20/12 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại. Đây là dịp dành để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết trong quá trình thực hiện và đạt được các mục tiêu quốc tế, như chương trình hành động của các hội nghị quốc tế và các hiệp định đa phương.
2.10. 25 tháng 12 - Lễ Giáng sinh
Theo đúng như quy định thì ngày lễ giáng sinh là ngày lễ quan trọng với những người theo đạo thiên chúa giáo. Theo đó giáng sinh là ngày kỷ niệm Chúa Jesus được sinh ra. Trong những ngày này, mọi người thường quây quần và đoạn tụ với nhau và cùng chia sẻ những thành công và những kho khăn của năm qua đồng thời cũng cầu chúc một năm mới tốt đẹp hơn. Ngày lễ giáng sinh thường được tổ chức từ đêm ngày 24 cho đến hết ngày 25. Trong đó, lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”
Trong đó vào đêm 24 là thời điểm trước ngày lễ Giáng sinh, trng lúc này, mọi gia đình đều cố gắng thực hiện trang hoàng nhà mình sao cho đẹp và lung linh nhất, ngoài ra, mọi người còn chuẩn bị thức ăn và những món quá giáng sinh ý nghĩa để tặng cho những người thân trong gia đình. Một trong những hình ảnh đặc trung của ngày lễ Noel đó là hình ảnh ông già Noel chui vào ống khói để tặng quà giáng sinh cho các gia đình. Chính bởi vậy mà ngày lễ giáng sinh được cho là ngày lễ được tất cả trẻ em mong đợi nhất trong năm.
Ngày 25 tháng 12 là ngày lễ Giáng sinh chính thức. Vào ngày này, mọi người trong gia đình và bạn bè của mình ngồi dùng bữa và mói ăn không thể thiết vào ngày này đó là gà tây. Sau đó mọi người có thể cùng đi dạo phố và tham gia các hoạt động vui chơi noel tại các nhà thờ. Vào những ngày này, đường phố thường được trang trí rất rực rỡ và bắt mắt.
2.11. Ngày Quốc tế Phòng chống Dịch (27/12)
Ngày 27/12, Liên Hợp Quốc (LHQ) tổ chức kỷ niệm Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh. Đây là ngày sáng kiến của Việt Nam nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.
Đây là một ngày kỉ niệm có ý nghĩa, đặc biệt là trong thời gian này, khi thế đã và đang trải qua những những khó khăn và thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Ngày kỷ niệm nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.
3. Các ngày lễ trong tháng 12 Âm lịch
3.1. Rằm tháng Chạp
Rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) là ngày rằm cuối cùng của một năm tính theo lịch Âm. Với nhiều người dân Việt Nam, ngày rằm này có ý nghĩa khá quan trọng. Họ thường sẽ thực hiện lễ cúng rất trang nghiêm, chu đáo nhằm đẩy lùi những điều không may mắn của năm cũ và cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình mình.
3.2. Tết ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán. Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.
Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích Táo Quân bao gồm 3 vị là thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
3.3. Lễ tất niên
Tất niên là một nghi thức không thể thiếu trong văn hóa của người Việt Nam. Lễ này thường được tổ chức vào dịp cuối năm Âm lịch ra nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Theo nghĩa Hán Việt thì "tất" có nghĩa là hết, hoàn thành, xong; còn "niên" có nghĩa là năm. Vì thế, tất niên được hiểu đơn giản là kết thúc một năm.
Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết)). Vào dịp tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum họp để ăn tất niên, tức là ăn bữa cơm cuối cùng của năm để tiễn đưa năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
4. Người lao động có được nghỉ làm vào các ngày lễ trong tháng 12 không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ trong năm như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 113/2016/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày lễ trong tháng 12, đó là kỉ niệm ngày thành lập QĐNDVN - ngày 22/12. Các trường hợp còn lại sẽ không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương các ngày lễ dương lịch tháng 12.
Ngoài ra, tùy vào chính sách cụ thể của từng công ty mà NLĐ có thể được nghỉ hoặc được về sớm vào các ngày lễ trong tháng 12.
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Các ngày lễ trong tháng 12 dương lịch và âm lịch.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024