Làm mái che có cần xin phép không 2024?

Tải về

Làm mái che có cần phải xin phép không? Rất nhiều nhà dân khi xây nhà thường làm mái che trên sân thượng để chống nắng, che mưa nhằm dễ dàng sử dụng để phơi đồ hoặc để trồng cây,.... Vậy khi làm mái như vậy có cần xin giấy phép, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để có câu trả lời rõ nhất nhé

Làm mái che có cần xin phép không?

1. Làm mái che có cần xin phép không?

Thông thường, khi xây dựng bất cứ công trình nào đều phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) có quy định về thủ tục xin giấy phép đối với những công trình nhà ở, công trình công cộng và những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:

2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Đối chiếu với các quy định trên, thì việc lợp mái che thuộc công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường (điểm d Khoản 2 Điều 89).

Do vậy, lợp mái che trên sân thượng là trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, khi làm mái che thì người chủ sở hữu nhà ở không cần phải xin phép.

2. Mẫu đơn xin làm mái che 2024

Tuy không cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc lợp mái che. Nhưng để đảm bảo tránh các rủi ro không đáng có xảy ra trong quá trình thi công, duy trì môi trường an toàn, đảm bảo các quy định pháp luật có liên quan thì chủ đầu tư hay chủ sở hữu nhà ở có thể soạn mẫu đơn xin làm mái che do Hoatieu.vn tổng hợp tại đây.

Mẫu đơn xin làm mái che

Mẫu đơn xin làm mái che là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ - Mẫu số 01 được ban hành kèm theo tại Phụ lục II Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Mu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng /Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi: …………………………

1. Thông tin về chủ đầu tư:

- Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………

- Người đại diện: …………………………Chức vụ (nếu có): ………………………………

- Địa chỉ liên hệ: số nhà: ……………………… đường/phố: ………………………………

phường/xã: ……………….. quận/huyện: ……………… tỉnh/thành phố: ………………

- Số điện thoại: …………………………………………………………………….

2. Thông tin công trình:

- Địa điểm xây dựng:

Lô đất số: ………………………………….. Diện tích ........... m2.

Tại số nhà: ……………………….đường/phố …………………………….………………

phường/xã: ……………………………. quận/huyện: …………………………….………

tỉnh, thành phố: …………………………….…………………………….…………………

3. Tổ chức/cá nhân lập, thẩm tra thiết kế xây dựng:

3.1. Tổ chức/cá nhân lập thiết kế xây dựng:………………………

- Tên tổ chức/cá nhân: Mã số chứng chỉ năng lực/hành nghề:………………………

- Tên và mã số chứng chỉ hành nghề của các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế:

3.2. Tổ chức/cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng:

- Tên tổ chức/cá nhân: Mã số chứng chỉ năng lực/hành nghề:…………………………

- Tên và mã số chứng chỉ hành nghề của các chủ trì thẩm tra thiết kế:…………………

4. Nội dung đề nghị cấp phép:

4.1. Đối với công trình không theo tuyến, tín ngưỡng, tôn giáo:

- Loại công trình: ………………………….Cấp công trình: …………………………………

- Diện tích xây dựng: ……………m2.

- Cốt xây dựng: ……………m.

- Tổng diện tích sàn (đối với công trình dân dụng và công trình có kết cấu dạng nhà):…………… m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

- Chiều cao công trình: …………………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đt, tầng lửng, tum - nếu có).

- Số tầng: ………………..(ghi rõ s tầng hầm, tầng trên mặt đt, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum - nếu có).

4.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

- Loại công trình: ……………………………………Cấp công trình: …………………………

- Tổng chiều dài công trình: ……………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành ph).

- Cốt của công trình: …………………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực).

- Chiều cao tĩnh không của tuyến: ………m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

- Độ sâu công trình: ……………m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực).

4.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành háng:

- Loại công trình: ……………………………………Cấp công trình: .…………………………

- Diện tích xây dựng: ………m2.

- Cốt xây dựng: …………m.

- Chiều cao công trình: …………m.

4.4. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

- Cấp công trình: ……………………………………

- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.

- Tổng diện tích sàn: ………m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lng, tum).

- Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tng trên mặt đt, tng lửng, tum).

- Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mt đt, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

4.5. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

- Loại công trình: ……………………………………Cấp công trình: …………………………

- Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại công trình.

4.6. Đối với trường hợp cấp giấy phép theo giai đoạn:

- Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ……………………………………Cấp công trình: …………………………

+ Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại và giai đoạn 1 của công trình.

- Giai đoạn 2:

Các nội dung theo quy định tại mục 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 tương ứng với loại và giai đoạn 1 của công trình.

- Giai đoạn ...

4.7. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

- Tên dự án: ………………………………………………………………………………………

Đã được: …………….phê duyệt, theo Quyết định số: …………..ngày …………….………

- Gồm: (n) công trình

Trong đó:

Công trình số (1-n): (tên công trình)

* Loại công trình: …………………………………Cấp công trình: …………………………

* Các thông tin chủ yếu của công trình: ……………………………………………………

4.8. Đối với trường hợp di dời công trình:

- Công trình cần di dời:

- Loại công trình: ………………………………Cấp công trình: ……………………………

- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): …………………………………… m2.

- Tổng diện tích sàn: ……………………………………m2.

- Chiều cao công trình: ……………………………………m.

- Địa điểm công trình di dời đến:

Lô đất số: ……………………………………Diện tích…………………………………… m2.

Tại: …………………………………………… đường: …………………………………………

phường (xã) ………………………………… quận (huyện) ……………………………………

tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………………

- Số tầng: …………………………………………………………………………………………

5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………… tháng.

6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liu:

1 -

2 -

…………, ngày tháng năm ……
NGƯỜI LÀM ĐƠN/ĐẠI DIỆN CHỦ ĐU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

3. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới nhất

Mặc dù một vài sửa chữa, cải tạo như lợp mái che trên tầng thượng, làm mái tôn chống nóng được miễn không phải xin giấy phép xây dựng, tuy nhiên một vài hoạt động cải tạo khác vẫn phải làm hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cần chuẩn bị bao gồm:

  • 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
  • 2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
  • 3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

Khi tiến hành làm thủ tục xin giấy phép, người dân cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định, thiếu một trong số các giấy tờ đó, thủ tục sẽ bị kéo dài bởi phải sửa đổi bổ sung nhiều lần rất mất thời gian và công sức. Hơn nữa, thời gian được cấp phép sẽ bị kéo dài làm chậm tiến độ công trình.

4. Làm mái tôn chống nóng có phải xin phép không?

Mái tôn chống nóng cũng là một hình thức sửa chữa, cải tạo một phần của ngôi nhà, không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.

Căn cứ theo Mục 1 nêu trên, lợp mái tôn chống nóng thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

5. Nâng mái tôn có phải xin phép không?

Có cần phải xin phép khi nâng mái tôn còn có phụ thuộc vào nhiều yếu tố theo như quy định tại Mục 1.

Nếu việc nâng mái tôn chỉ là một sửa chữa, nâng cấp nhỏ, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường thì không cần phải xin phép.

Tuy nhiên, nếu ngược lại việc nâng mái tôn kéo theo nhiều phần công trình phải sửa đổi, xây dựng, ảnh hưởng phần lớn đến toàn bộ công trình thì khi tiến hành thực hiện cần phải xin giấy phép xây dựng, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định.

6. Sửa mái nhà có phải xin phép không?

Tương tự như phân tích phía trên, việc sửa mái nhà chỉ là hình thức sửa chữa, cải tạo một phần nhỏ phía trên căn nhà, điều này không làm thay đổi công năng sử dụng hay làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình.

Do đó, việc sửa mái nhà ở không cần phải xin phép. Tuy nhiên, nếu việc sửa chữa mái nhà đòi hỏi cần phải sửa phần lớn công trình, ảnh hưởng nhiều đến công trình thì ngược lại cần phải xin giấy phép xây dựng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Làm mái che có phải xin phép không 2024? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự khác biệt so với nội dung giới thiệu trên. Ngoài ra, mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hành chính mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
6 2.345
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm