Rửa tiền là gì 2024?

Rửa tiền là gì? Tội rửa tiền bị phạt tù bao nhiêu năm? Quy trình rửa tiền như thế nào? Đây là những câu hỏi nhiều người thắc mắc. Để giải đáp được, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.

Tội rửa tiền quy định trong Bộ luật Hình sự nước ta
Tội rửa tiền quy định trong Bộ luật Hình sự nước ta

1. Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc chuyển tiếp.

2. Rửa tiền tiếng Anh là gì

Theo từ điển tiếng Anh rửa tiền có tên gọi là Money laundering là một danh từ được dùng tùy thuộc vào ngữ cảnh

Rửa tiền là hành vi của một hay nhiều cá nhân, tổ chức dùng để trục lợi bất hợp pháp cho bản thân bằng cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc các loại tài sản khác thu được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng để trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

3. Những đối tượng thực hiện rửa tiền

Những đối tượng thực hiện rửa tiền là ai? Mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây:

  • Các tổ chức khủng bố
  • Những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…)
  • Những đối tượng tham nhũng
  • Những người muốn tránh thuế, các đối tượng muốn giữ kín thu nhập thật sự (dù là hợp pháp) của mình nói chung.

Tiền bẩn có thể từ các doanh nghiệp làm ăn công khai, chẳng hạn khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Có hai phương pháp để làm việc này. Một là khai gian giá trị những dịch vụ mà bản chất là hợp pháp. Hai là khai (như trong hóa đơn) một dịch vụ hoàn toàn không có (kể cả việc lập công ty ma). Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá chuyển giao (transfer price) để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia.

4. Quy trình rửa tiền

Ba giai đoạn rửa tiền là gì? Quy trình rửa tiền thường diễn ra ở 3 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn sắp xếp (placement): Tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền.
  • Giai đoạn phân tán (layering): Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại... nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản.
  • Giai đoạn quy tụ (integration): Các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích.
    Hoạt động rửa tiền có thể diễn ra ngay tại các doanh nghiệp làm ăn công khai, khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá chuyển giao (transfer price) để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia.

Tất nhiên, ba nhóm tham nhũng, rửa tiền và kinh doanh bất chính không hoàn toàn biệt lập mà cũng có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau và tiếp sức cho nhau.

Ví dụ: Tham nhũng thì cần có người để rửa tiền hối lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp hoặc công ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ dịch vụ rửa tiền.

5. Ví dụ về rửa tiền

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền diễn ra rất nhiều trên thế giới nếu không muốn nói là rất sôi động. Có thể kể đến những ví dụ đơn giản như sau:

  • Các công ty phạm tội rửa tiền thường sẽ dùng sổ sách ghi không đúng nội dung (làm giả sổ sách) để nộp cho kiểm toán hay phục vụ cho hoạt động điều tra để trốn thuế.
  • Tội phạm dùng tiền bẩn (tiền có nguồn gốc phạm tội) để mua bitcoin hay các đồng coin khác trong thế giới crypto sau đó chuyển cho những tài khoản giao dịch hay thực hiện các hành vi phạm tội (gọi là rửa tiền)... Nhưng những giao dịch này có tính chất phi tập trung và bảo mật thông tin người dùng nên không thể biết được ai là chủ tài khoản. Vì vậy sẽ rất khó để phát hiện tội phạm rửa tiền trong trường hợp này.
  • Hay ví dụ khác là đằng sau các cửa hàng rượu, thuốc lá và hàng hóa ở vùng tam giác Quảng Đông - Hong Kong - Macau là một thế giới ngầm với các hoạt động chuyển tiền không ngừng nghỉ. Nó cho phép chuyển hàng trăm triệu USD xuyên biên giới mỗi ngày nhanh chóng, rẻ và an toàn. Các hoạt động chuyển tiền ngầm diễn ra gần như công khai nhằm né tránh các biện pháp kiểm soát tiền tệ cho giới kinh doanh vì mục đích làm ăn hay che giấu tài sản. Tại Macau, hoạt động chuyển tiền thường gắn liền với các sòng bài. Một người chuyển tiền sau khi gửi nhân dân tệ, chỉ cần mang mẩu giấy có chữ số tài khoản viết tay là có thể đến rút tiền tại hầu hết các sòng bài, giống như ngân hàng vậy, có thể nộp và rút tiền bất cứ lúc nào.

6. Cách rửa tiền trên mạng

Cùng với sự phát triển bùng nổ của internet và các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến, các hình thức rửa tiền mới cũng đã xuất hiện. Báo cáo thường niên năm 2019 của Nhóm châu Á – Thái Bình Dương (APG) về chống rửa tiền đã chỉ ra một số phương thức rửa tiền mới được thực hiện qua các nền tảng trực tuyến.

  • Rửa tiền thông qua các nền tảng gây quỹ cộng đồng mạng và phát sóng trực tiếp
  • Rửa tiền thông qua các nền tảng đánh bạc trực tuyến
  • Rửa tiền qua hệ thống các ngân hàng ngầm

Có thể thấy rằng hoạt động rửa tiền qua mạng là rửa tiền thông qua internet, vì thế nó diễn ra rất nhanh chóng và khá là khó nhận biết, gây khó khăn trong điều tra tội phạm. Vì thế mà đòi hỏi hệ thống pháp luật luôn được cải tiến và bổ sung để có những chế tài xử lý phù hợp.

7. Tội rửa tiền bị phạt tù bao nhiêu năm?

Tội rửa tiền được quy định rõ tại điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và Nghị quyết số 03/2019 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

Theo đó, tùy vào tính chất, giá trị tiền và tài sản, khoản thu lợi bất chính, hành vi phạm tội có thể đối mặt với khung hình phạt lên đến 15 năm tù.

“Hành vi bị cáo buộc là có dấu hiệu của tội rửa tiền xuất phát từ 2 nguồn cơ bản. Có thể là tiền đó do hành vi phạm tội mà có, có nghĩa là có một người cố tình làm trái pháp luật, để có được nguồn tiền, sau đó người này sử dụng nguồn tiền vào các mục đích khác (như góp vốn kinh doanh vào công ty khác, mua nhà, mua xe...) nhằm không còn lưu trữ số tiền do hành vi phạm tội của mình, biến dòng tiền đó thành những tài sản khác. Hoặc người đó biết hoặc có cơ sở để biết tiền đó là do người khác phạm tội mà có, nhưng vẫn đứng ra nhận số tiền này và tiếp tục quay vòng nguồn tiền để không còn giữ nguyên trạng tháng ban đầu của nó”, LS Phát phân tích.

Tội rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận, tài sản có được từ hành vi phạm tội mà có trở thành các tài sản hợp pháp. Theo điều 324, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), thì người phạm tội này sẽ bị mức án thấp nhất là 1 năm tù và cao nhất là 15 năm tù.

8. Hậu quả và chính sách phòng chống rửa tiền

Cũng có người cho rằng, một số quốc gia, nhất là ở phương Tây, đã có lợi nhờ tiền bẩn.

Khách quan nhìn từ quan điểm phân bố nguồn lực (tạm gác qua một bên những phán đoán đạo lý và pháp luật), một số nhà kinh tế cực đoan (tôn sùng thị trường) cho rằng không có tiền nào là bẩn, tiền nào là sạch. Theo họ, “rửa tiền” chỉ là phản ứng “hợp lý” của mọi “cá thể kinh tế”: không ai muốn trả thuế và ai cũng muốn vận dụng tài sản của mình vào những hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Như vậy, tiền bẩn, theo họ, đã giúp phát triển kinh tế.

Song, ngay trên cơ sở thuần lý thuyết, ý kiến này là hoàn toàn sai lầm. Tự bản chất của nó, sự phân bố tài nguyên do rửa tiền không chỉ theo tín hiệu lợi nhuận, mà phần lớn là để trốn tránh luật pháp. Hoạt động rửa tiền vừa lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội (vào các hoạt động tội phạm sinh ra tiền bẩn, thay vì vào các hoạt động sản xuất thật sự hữu ích), vừa bóp méo sự phân bố các nguồn lực ấy.

Ngoài những ảnh hưởng về phân bố tài nguyên, luồng tiền bẩn cũng sẽ làm sai lệch các thống kê kinh tế. Ngoài ra, ảnh hưởng của mỗi loại tiền bẩn có khác nhau (chẳng hạn tiền bẩn do tham nhũng có ảnh huởng khác tiền bẩn do buôn lậu). Thiếu những con số chính xác, tất nhiên là chính sách kinh tế (nhất là về tiền tệ, như việc điều chỉnh lãi suất) sẽ không thể đúng liều lượng và hữu hiệu được.

Tiền bẩn và hoạt động rửa tiền cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập (tạo bất công) và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính. Nhìn từ quan điểm tăng trưởng vĩ mô, có thể đây là tai hại nguy hiểm nhất.

Làm sao để chống rửa tiền? Rõ ràng là cần sự quyết tâm của mọi quốc gia và sự phối hợp toàn cầu. Một khó khăn căn bản hiện nay là mỗi nước đánh giá tính quan trọng của mỗi loại tiền bẩn một khác. Ở các nước chậm tiến thì nạn tham nhũng rửa tiền là vấn đề nhức nhối nhất. Trái lại, các nước phương tây thì xem việc rửa tiền bẩn liên hệ đến khủng bố là quan trọng nhất và không hề “chê” tiền bẩn do tham nhũng ở các nước khác.

Bài viết này đã làm rõ các vấn đề về tội phạm rửa tiền và những quy định của pháp luật. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hình sự mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 703
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm