Làn đường là gì? Dải phân cách là gì?

Làn đường là gì? Dải phân cách là gì? Cách nhận biết làn đường, dải phân cách như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.

1. Làn đường là gì?

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn (theo khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).

Mà phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

2. Thế nào là đi sai làn đường?

Việc nhận biết đúng làn đường tưởng đơn giản, nhưng không phải ai cũng nắm rõ, thậm chí, nhiều người tham gia giao thông còn chưa phân biệt được làn đường, vạch kẻ đường. Thực tế, tình trạng đi sai làn đường diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Lỗi đi sai làn đường và không tuân thủ vạch kẻ đường rất dễ bị nhầm với nhau. Do vậy, việc nhận biết làn đường và vạch kẻ đường rất quan trọng khi tham gia giao thông.

Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 tới, quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn.

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Thế nào là đi sai làn đường?

3. Dải phân cách là gì?

Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt. Hoặc là để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được. Dùng để phân chia phần đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt. Hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.

Dải phân cách giữa: được đặt ở tim đường và sử dụng để phân chia giữa hai chiều xe chạy. Sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên. Hoặc là phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ.

Dải phân cách bên: là được dùng để phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ

Dải phân cách mềm: có tính cơ động cao. Thích hợp với mọi mặt đường hiểm trở. Không gây ảnh hưởng tới mặt đường và lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng. Chất liệu nhựa bền đẹp gọn nhẹ thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt. Giảm thiểu chi phí nhân công lắp đặt và giá thành.

4. Có mấy loại dải phân cách

+ Dải phân cách cố định: là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:

+ Dải phân cách di động: là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường. Được tạo bởi các cột bê tôn hoặc nhựa composite. Bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0.3 m - 0.8 m. Đượ xếp liền nhau hoặc có các ống thép Ø40 - Ø5 xuyên qua. Tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.

Dải phân cách di động được chia làm 2 bộ phận: Thân đế và mặt biển

  • Thân đế: được làm bằng thép dày 2 - 3mm sơn phủ 03 lớp. Trong đó có 02 lớp sơn chống gỉ và 01 lớp sơn phủ ngoài bằng màu trắng.
  • Mặt biển: được làm từ vật liệu thép dày 2mm. Mặt sau của biển được sơn 3 lớp. Trong đó có 02 lớp chống gỉ và một lớp sơn phủ màu xanh. Mặt trước biển được dán giấy phản quang 3M3900 màu xanh. Trên đó được bố trí bởi một mũi tên được làm bằng giấy 3M3900 màu trắng. Biển liên kết với thân đế bằng Bulong liên kết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 4.207
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm