Pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò như thế nào?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến pháp luật nhưng không phải cũng hiểu được pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Pháp luật là gì?

Pháp luật được hiểu đơn giản là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của nhà nước.

Các hệ thống xử sự này được hình thành từ những quy phạm xã hội mà nhân dân đặt ra từ lâu và những quy phạm đạo đức mà con người cần tuân thủ. Các quy phạm này được nhà nước công nhận và đưa lên thành một hệ hống pháp luật nghiêm ngặt mà toàn dân phải tuân theo. Vậy nên nhà nước là một công cụ cụ thể hoá các hệ thống pháp luật thành văn bản từ những quy tắc xử sự từ lâu của con người.

2. Vai trò của Pháp luật?

Pháp luật có vai trò quan trọng đối với nhà nước và xã hội, đối với mỗi chủ thể khác nhau thì pháp luật lại có những vai trò riêng.

2.1. Vai trò của pháp luật đối với nhà nước

Vai trò của pháp luật đối với nhà nước gồm những nội dung sau:

  • Thứ nhất pháp luật là cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước;
  • Thứ hai pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước;
  • Thứ ba pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước đối với mọi lĩnh vực của xã hội;
  • Thứ tư pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động và tổ chức bộ máy nhà nước, tránh sự chồng chéo trong bộ máy pháp luật.

2.2. Vai trò của pháp luật với xã hội

Còn vai trò của pháp luật đối với xã hội bao gồm:

  • Một là pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội, khi trong quan hệ xã hội xảy ra những mâu thuẫn thì sẽ căn cứ vào pháp luật để giải quyết.
  • Hai là pháp luật nhằm để thiết lập các cơ chế đảm bảo trật tự an toàn, xã hội; đảm bảo cho một xã hội văn minh và công bằng.
  • Ba là pháp luật giúp điều tiết, định hướng cho sự phát triển của xã hội bằng cách loại bỏ những quan hệ xã hội xấu và nâng đỡ cho những quan hệ xã hội tốt được phát triển.
  • Bốn là pháp luật nhằm bảo vệ các quyền của con người được công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

Như vậy một xã hội phát triển được thì cần có những hệ thống pháp luật nghiêm ngặt và tạo sự công bằng bình đẳng cho những chủ thể trong xã hội được đi lên. Vậy nên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh rất cần thiết đối với nhà nước và xã hội của chúng ta.

3. Ví dụ thực hiện pháp luật?

Thực hiện pháp luật là hành vi tiến hành theo quy định của pháp luật, không trái và vượt quá những quy phạm pháp luật.

Thực hiện pháp luật được chia thành bốn hình thức như sau:

  • Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể trong xã hội không được làm những gì pháp luật cấm. Như pháp luật cấm buôn bán, lưu trữ những chất cấm thì các chủ thể trong xã hội phải tuân theo quy định này.
  • Thi hành pháp luật là việc các chủ thể trong xã hội phải làm những gì mà pháp luật đưa ra. Như việc tuân thủ giao thông thì người tham gia giao thông cần phải dừng khi thấy đèn đỏ và đi chậm lại khi thấy đèn vàng.
  • Sử dụng pháp luật là việc các chủ thể trong quan hệ xã hội làm những gì mà pháp luật cho phép. Như việc pháp luật cho phép được thoả thuận phân chia tài sản trước khi ly hôn.
  • Áp dụng pháp luật là việc mà các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được trao quyền thực hiện pháp luật. Ví dụ như trong một vụ việc hình sự thì thẩm phán có quyền ra quyết định xử phạt hình thức như thế nào đối với người phạm tội theo quy định của pháp luật.

Như vậy trên đây là những phân tích của Hoa tiêu về câu hỏi "Pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò như thế nào?" giúp bạn đọc hiểu rõ. Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật sau đây:

Đánh giá bài viết
1 103
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm