Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với?

Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với? Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Tình yêu ấy xuất phát trong mỗi người từ tấm bé, được chú trọng bồi dưỡng qua quá trình học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường của các em học sinh. Vậy Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với? Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo.

Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân.
Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng của công dân.

1. Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với?

Câu hỏi trắc nghiệm GDCG lớp 10: Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với?

  • A. Làng xóm.
  • B. Tổ quốc.
  • C. Toàn thế giới.
  • D. Quê hương.

Đáp án: Chọn B. Tổ quốc là đáp án đúng.

Lời giải: Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với Tổ quốc.

Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người như tình yêu quê hương, xứ sở, sự gắn bó với ngôn ngữ và niềm tự hào về truyền thống... Yêu nước là một tình cảm xã hội, mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc.

2. Yêu nước là gì?

Lòng yêu nước là gì?

Từ "yêu nước" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, ở Việt Nam dịch từ tiếng Hoa sang có nghĩa là yêu nước (ái quốc).

Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về yêu nước. Nhưng thực chất ban đầu yêu nước là xuất phát từ tình yêu quê cha đất tổ, tức nơi cội nguồn sinh ra, đó là tình yêu nơi lũy tre làng, chùm khế ngọt quê hương, những câu hát ru của mẹ từ tấm bé, yêu tiếng nói, chữ viết của dân tộc,... không nhất thiết phải là quốc gia.

Lòng yêu nước là tình yêu, sự tôn trọng và tôn thờ khắc sâu trong tim đối với quê hương, đất nước. Đây chính là phẩm chất cao quý của mỗi người. Lòng yêu nước thể hiện ở hành động sẵn sàng đứng ra giúp đất nước mỗi lúc nguy nan. Nó chính là một thứ tình cảm thiêng liêng mà người dân dành cho đất nước mình.

3. Truyền thống yêu nước là gì?

Hình ảnh người dân treo cờ tổ quốc vào những ngày lễ của đất nước.
Hình ảnh người dân treo cờ tổ quốc vào những ngày lễ của đất nước.

Truyền thống yêu nước là truyền thống đạo đức thiêng liêng, là sức mạnh cội nguồn giúp đất nước và cả dân tộc ta vượt qua hàng vạn những khó khăn, thử thách. Truyền thống này giúp đất nước chiến thắng giặc ngoại xâm để tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử.

Nhận định về chủ nghĩa yêu nước truyền thống trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh đã viết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta".

4. Biểu hiện của lòng yêu nước

Biểu hiện của lòng yêu nước qua mỗi giai đoạn lịch sử lại khác nhau.

- Trong thời kỳ chiến tranh lòng yêu nước biểu hiện ở những hành động cao cả như: sẵn sàng dấn thân ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù, góp phần giành độc lập cho dân tộc, thống nhất nước nhà.
Tại hậu phương thì không ngại khó khăn, gian khổ tăng gia sản xuất, quyên góp lương thực lương thực, thực phẩm để chi viện cho tiền tuyến. Sức mạnh của lòng yêu nước thời kỳ này vô cùng to lớn, có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước.

- Trong thời kỳ hòa bình yêu nước lại được biểu hiện qua những hành động như:

Xây dựng đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và sự phát triển bền vững đất nước.

Hơn thế nữa, lòng yêu nước còn biểu hiện qua tình yêu gia đình, tình yêu giữa con người với con người.

Thi sĩ, nhạc sĩ thể hiện lòng yêu nước qua các tác phẩm thơ ca, nhạc họa ca ngợi những vị anh hùng dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

Mỗi công dân của đất nước thể hiện tình yêu nước thông qua biểu hiện hoàn thành tốt những công việc của bản thân, luôn sống chăm chỉ, nghiêm túc có trách nhiệm với bản thân, trau dồi, học hỏi thêm những kỹ năng, kiến thức mới mỗi ngày để nỗ lực góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới như lời Bác Hồ dạy.

5. Ví dụ về lòng yêu nước

Mỗi hành động thường ngày của chúng ta cũng có thể là ví dụ thể hiện lòng yêu nước.

Ví dụ: yêu mảnh đất quê hương nơi ta sinh ra và lớn lên.

Ví dụ: yêu gia đình, bố mẹ, bạn bè, làng xóm. Tổ chức thắp hương cúng tổ tiên để tưởng nhớ về cội nguồn.

Ví dụ yêu thương đồng bào dân tộc: Trong thời điểm dịch bệnh COVID 19 khó khăn, nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp ủng hộ thực phẩm, nhu yếu phẩm và thiết bị y tế cho người dân, y bác sỹ vùng dịch.

Ví dụ về lòng tự hào dân tộc: tự hào và giới thiệu cho bạn bè quốc tế về truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc như: áo dài, món ăn ngon, phong tục ngày tết...

Ví dụ về đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm: chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán, chiến thắng thực dân pháp và đế quốc Mỹ...

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.701
0 Bình luận
Sắp xếp theo