Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của?

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của ai? Khái niệm nhà nước pháp quyền còn khá mới mẻ và còn xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là những người được tiếp xúc với mảng kiến thức pháp luật còn hạn chế. Tuy nhiên, trách nhiệm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại có đề cập đến công dân của đất nước. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn. 

1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của?

Câu hỏi trắc nghiệm dưới đây sẽ là câu trả lời ngắn gọn và giải đáp trực tiếp nhất về trách nhiệm của ai đối với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của?

A. Các cơ quan

B. Mọi công dân

C. Nhà nước

D. Lực lượng vũ trang

Đáp án: B - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của mọi công dân.

Lý do chọn đáp án này là: Nhà nước pháp quyền quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước và công dân đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhân dân làm chủ đất nước, do đó, nhân dân cũng có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ nhà nước.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của?

2. Nhà nước pháp quyền là gì?

Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dần chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyên nhân dãn, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, công bằng, bình đắng trong xã hội.

3. Đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện mọi hoạt động quản lý mọi mặt xã hội trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Nhà nước pháp quyền có các đặc điểm sau đây:

Một là, Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.

Hai là, Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Ba là, Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.

Bốn là, Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực

Năm là, Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.

Sáu là, Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ sau: Nhà nước và kinh tế, Nhà nước và xã hội.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
1 593
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm