Theo Luật Doanh nghiệp có mấy loại công ty 2024?
Theo Luật Doanh nghiệp có mấy loại công ty? Pháp luật hiện hành quy định có nhiều loại hình công ty được phép thành lập và hoạt động trong khuôn khổ của Luật doanh nghiệp 2020. Về điều kiện thành lập cũng như đặc điểm của từng loại hình sẽ được phân tích cụ thể trong bài viết của Hoatieu.vn, mời bạn đọc tham khảo nhé.
Tìm hiểu về các loại hình công ty
1. Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
2. Phân loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tuy nhiên những đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp lại có sự móc nối với nhau, do đó để phân biệt một cách rạch ròi và dễ dàng nhất. Doanh nghiệp thông thường được phân loại như sau:
– Doanh nghiệp nhà nước: Là doanh nghiệp, trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ.
– Công ty: Là doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức hay nhiều cá nhân, tổ chức (gọi là thành viên) góp vốn thành lập và cùng làm chủ, bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh.
3. Theo Luật Doanh nghiệp có mấy loại công ty?
Luật Doanh nghiệp hiện hành 2020 có hiệu lực ngày 01/01/2021 điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm các công ty sau đây:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.
- Công ty hợp danh là công ty có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
4. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, các công ty được thành lập phải tuân theo quy định của Pháp luật Việt Nam mà luật điều chỉnh việc thành lập công ty, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là Luật doanh nghiệp 2020 và Bộ luật dân sự 2015.
Theo như phân tích ở các mục trên, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty hợp danh và danh nghiệp tư nhân.
Những công ty được thành lập chui tức là không thành lập theo trình tự, thủ tục theo quy định và không tuân thủ theo các quy định về cách thức hoạt động đều sẽ bị xử phạt bao gồm cả mức phạt hành chính và cấm hoạt động.
Như vậy, trên đây là những phân tích của Hoatieu.vn về Theo Luật Doanh nghiệp có mấy loại công ty? Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Hỏi đáp pháp luật:
- Chia sẻ:Demons
- Ngày:
Tham khảo thêm
Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
Biện pháp phòng ngừa hành chính 2024
Đảng viên là gì? Nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của Đảng viên?
Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP doc
Vị trí, vai trò của người đảng viên trong giai đoạn hiện nay
Công tác dân vận là gì?
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng, an ninh
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công