Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là gì? Liệu bạn đọc đã tìm hiểu khái niệm được định nghĩa và giải thích như trên chưa? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

1. Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ?

A. xâm phạm pháp luật.

B. trái pháp luật.

C. vi phạm pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật

Đáp án của câu hỏi trên là C: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

2. Xâm phạm pháp luật là gì?

Xâm phạm pháp luật được hiểu là những hành vi làm trái với các quy định của pháp luật mà gây thiệt hại tới các chủ thể liên quan.

3. Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Thông thường, vi phạm pháp luật được phân loại như sau:

  • Vi phạm pháp luật hình sự: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
  • Vi phạm hành chính: là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
  • Vi phạm dân sự: là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
  • Vi phạm kỷ luật: là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
  • Vi phạm Hiến pháp: là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp.

4. Tuân thủ pháp luật là gì?

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều pháp luật cấm.

Ví dụ: Công dân tuân thủ Luật an toàn giao thông đường bộ, không thực hiện những hành vi như đánh võng, lạng lách, dàn hàng ba, không đội mũ khi đi xe máy,...

Như vậy, trên đây là những phân tích và giải thích của Hoatieu.vn về Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là gì? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết khác trong mục Hỏi đáp pháp luật nhé.

Đánh giá bài viết
2 1.677
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm