Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không? Di chúc vẫn luôn là vấn đề dân sự xoay quanh cuộc sống con người. Có không ít vấn đề nảy sinh về di chúc được pháp luật quy định và điều chỉnh công bằng. Vậy di chúc miệng có được pháp luật công nhận không? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

Cụ thể trong Bộ luật dân sự quy định Di chúc phải được lập thành văn bản nếu như không lập thành văn bản thì có thể được lập bằng miệng.

Vì thế di chúc miệng vẫn được pháp luật công nhận, nhưng để di chúc miệng có hiệu lực thì cần tuân thủ những điều kiện mà pháp luật quy định trong mục dưới đây.

Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?
Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

2. Di chúc miệng là gì?

Di chúc miệng còn được gọi với tên khác là di ngôn, là người nói thể hiện ý chí của mình đối với tài sản của mình phân chia cho những người thân trong gia đình sau khi mất đi.

Khi di chúc miệng được lập thì thường được lập trong khoảng thời gian ngắn và tình thế khẩn cấp mà không thể lập thành văn bản được. Khi đó người nhận được di chúc miệng của người quá cố phải thực hiện theo đúng ý nguyện của người đã mất.

Ví dụ như trong tình huống hấp hối do hoàn cảnh đột ngột thì người đó suy nghĩ bản thân không thể tiếp tục sống nên đã để lại di chúc miệng việc phân chia tài sản như thế nào. Việc lập di chúc miệng không được khuyến khích do nếu như người nghe thấy có hành động gian dối thì nội dung di chúc có thể bị làm sai lệch, nên trong các trường hợp cụ thể thì di chúc miệng phải đảm bảo nguyên tắc, điều kiện của di chúc miệng mà pháp luật quy định.

3. Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực

Điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực được quy định trong các Điều 629, 630 và điều 632 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

- Di chúc miệng chỉ được lập trong tình thế không thể lập di chúc bằng văn bản.

Bởi việc lập di chúc bằng văn bản không kịp nên bắt buộc phải lập di chúc miệng để thông báo vệ việc phân chia tài sản. Có thể thấy tình huống bắt buộc ở đây là lúc người có tài sản sắp mất và truyền lại di chúc bằng miệng ngay trước lúc mất.

- Hai là người lập di chúc phải minh mẫn, không bị đe dọa, cưỡng ép, nội dung di chúc không vi phạm điều cấm. Điều này để tránh tình huống lập di chúc mà người lập bị đe dọa bởi những người được hưởng quyền lợi để lập di chúc trái với ý chí.

- Thứ ba là thời điểm lập di chúc miệng phải có ít nhất 2 người làm chứng. Người làm chứng rất quan trọng với việc lập di chúc miệng để tránh trường hợp người nghe di chúc làm sai lệch đi thông tin di chúc, nên phải có 2 người trở lên tiếp nhận, chứng kiến.

- Thứ tư là lời di chúc miệng phải được ghi chép lại ngay sau đó và người làm chứng phải cùng ký tên, điểm chỉ. Người chứng kiến là nhân tố quan trọng cho việc di chúc miệng được thống nhất, sau khi ghi chép thì ký để đồng thuận cũng như xác nhận nội dung.

- Thứ năm là trong thời hạn 5 ngày thì bản di chúc đã ghi chép phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chứ ký của người làm chứng.

4. Di chúc miệng hết hiệu lực khi nào?

Pháp luật cũng quy định cụ thể Di chúc miệng chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ khi lập di chúc, nếu như người lập vẫn còn sống và minh mẫn thì di chúc miệng hết 3 tháng coi như bị hủy bỏ.

Có thể thấy khác với di chúc bằng văn bản thì di chúc miệng có thời gian chờ mở thừa kế ngắn hơn, kể từ lúc lập.

(Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết)

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
1 39
0 Bình luận
Sắp xếp theo