Cách làm di chúc thừa kế đất cho con 2024

Cách làm di chúc thừa kế đất cho con 2024. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ cung cấp thông tin về trình tự, thủ tục để lập di chúc thừa kế đất cho con theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành. Mời bạn đọc tham khảo.

Hướng dẫn cách lập di chúc thừa kế đất cho con
Hướng dẫn cách lập di chúc thừa kế đất cho con

1. Ai là người có quyền lập di chúc?

Theo quy định tại Điều 647 và Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên;

- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

- Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.

Các trường hợp ngoại lệ:

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Do đó nếu muốn lập di chúc thừa kế đất cho con thì người để lại di sản (cha/mẹ) phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, minh mẫn, tỉnh táo và tự nguyện thực hiện hành vi này mà không bị ai đe dọa hay cưỡng ép.

2. Điều kiện về người nhận di sản

Điều kiện để con được nhận thừa kế đất đai của cha mẹ theo di chúc

Di chúc để lại tài sản thừa kế phải được người lập di chúc thực hiện một cách tự nguyện
Di chúc thể hiện ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của bản thân họ.

Theo quy định tại Điều 643 BLDS, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
  • Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế.

Trong trường hợp con muốn được nhận thừa kế di sản là đất đai cha mẹ để lại theo di chúc thì phải không thuộc các trường hợp đã nêu trên.

Những quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người lập di chúc. Đồng thời đảm bảo di chúc được lập ra một cách tự nguyện, phù hợp với quy định của hệ thống pháp lý nước ta.

3. Làm di chúc thừa kế đất cho con như thế nào?

Hình thức của di chúc

Di chúc có các hình thức sau:

- Theo quy định tại Điều 649 và Điều 650 BLDS, di chúc có thể có các hình thức sau:

  • Di chúc bằng miệng;
  • Di chúc bằng văn bản, không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản, có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.

Cha mẹ muốn làm di chúc thừa kế đất cho con có thể lập di chúc theo các hình thức kể trên, bao gồm cả di chúc bằng miệng, di chúc bằng văn bản đều là hợp pháp.

4. Mẫu văn bản di chúc thừa kế đất cho con

Mẫu văn bản di chúc đã được HoaTieu cập nhật và đăng tải. Bạn đọc chỉ cần tải file về máy để sử dụng.

Dưới đây là một số Mẫu văn bản di chúc thừa kế đất cho con, mời bạn đọc tham khảo.

4.1. Mẫu văn bản di chúc số 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ... tháng ..... năm ...., tại ..............................................................,

Tôi là: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ........................... cấp ngày ....................

Hộ khẩu thường trú tại: ....................................................................................................

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:

Tài sản của tôi gồm: (1)

1/ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................... Số phát hành ..................... số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ........................ do ............................... cấp ngày ......................

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dung đất:

- Diện tích đất: ....... m2 (Bằng chữ: ........................ mét vuông)

- Địa chỉ thửa đất: ....................................................

- Thửa đất: ........... - Tờ bản đồ: .............

- Mục đích sử dụng: .....................

- Thời hạn sử dụng: .............................

- Nguồn gốc sử dụng: ......................................................

* Tài sản gắn liền với đất:

- Loại nhà: ……………...……; - Diện tích sàn: ……… m2

- Kết cấu nhà : .....................; - Số tầng : .............

- Thời hạn xây dựng: ............; - Năm hoàn thành xây dựng : ............

Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho: (2)

1/ Ông/bà: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ........................... cấp ngày ....................

Hộ khẩu thường trú tại: ....................................................................................................

2/ Ông/bà: ........................................

Sinh ngày .... tháng .... năm ............

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ........................ do ........................... cấp ngày ....................

Hộ khẩu thường trú tại: ....................................................................................................

Ngoài ông/bà .................., tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.

Ý nguyện của tôi: ........................................................................

............................................................................................................................................

Sau khi tôi qua đời, (3) ........................... được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành (4) .... (...) bản, mỗi bản gồm ... (...) trang.... (...) tờ.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

Chú thích:

1. Liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản gồm bất động sản và động sản kèm theo thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản trên.

2. Liệt kê chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế.

3. Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

4. Viết bằng số và bằng chữ.

4.2. Mẫu văn bản di chúc số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----o0o-----

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ..., tại ……………………………………………………………

Chúng tôi gồm: ……………………………………………………………………………………....

Ông ......... sinh năm 19..., CMND/CCCD/Hộ chiếu số ........... do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày .......... và vợ là bà ......... sinh năm 19..., CMND/CCCD/Hộ chiếu số .......... do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày .......... Cả hai chúng tôi đều đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ......., phường ..., quận ........, thành phố Hà Nội.

Chúng tôi đều đã ở vào tuổi trên dưới ...0, nhưng sức khoẻ vẫn bình thường, tinh thần vẫn minh mẫn. Tuy nhiên, ở vào tuổi của chúng tôi, chỉ có thể biết được“bệnh”, chứ không thể biết được “mệnh” của mình. Vì vậy, chúng tôi lập sẵn Bản di chúc này, phòng khi tôi qua đời, căn dặn đôi điều để các con, các cháu thực hiện.

Các con thân yêu của bố mẹ!

Bố mẹ có người con là: ................. Đến nay Bố mẹ rất tự hào và yên lòng khi các con đã khôn lớn, trưởng thành. Hơn thế nữa là sự đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, điều mà những người làm cha, làm mẹ luôn luôn mong mỏi.

Sinh thời, Bố mẹ cố gắng tần tảo nuôi dạy các con nên không có nhiều tài sản để lại cho các con. Bố mẹ chỉ còn có căn nhà xây dựng trên thửa đất số: ......., tờ bản đồ số: ........., có diện tích đất ở là ....m2 ( mét vuông) tại: ........., phường ........, quận ........., thành phố Hà Nội (trước đây thuộc ........, thành phố Hà Nội). Thửa đất này của Bố mẹ đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ........., số vào sổ: ........ ngày đứng tên bố các con (là ông .......). Bố, Mẹ vẫn luôn luôn lo lắng sau này khi Bố mẹ theo ông bà về với tổ tiên mà vẫn chưa kịp dặn dò về ý định của Bố mẹ đối với căn nhà nói trên, điều đó sẽ làm các con thiếu thống nhất và ảnh hưởng đến sự đoàn kết cuả các con. Vì vậy, Bố, Mẹ định đoạt về căn nhà và thửa đất trên như sau:

Sau khi cả Bố và Mẹ qua đời, căn nhà xây trên đất và quyền sử dụng thửa đất nêu trên Bố mẹ để lại cho con ........... sinh năm 19..., CMND số .......... do Công an Hà Nội cấp ngày .........., hiện có hộ khẩu thường trú tại: ........, phường ........, quận ........, thành phố Hà Nội được sở hữu toàn bộ. Khi đó anh là chủ sở hữu duy nhất của căn nhà và quyền sử dụng thửa đất nêu trên, không ai khác được tranh chấp, gây mất đoàn kết gia đình.

Anh có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên, lo trang trải công nợ và hậu sự sau này của Bố mẹ.

Bố, Mẹ mong các con mãi mãi yêu thương nhau, đùm bọc nhau, thuận hoà trên dưới. Chăm lo hương khói, giỗ tết cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Cố gắng phấn đấu vươn lên hơn nữa, xây dựng gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Đây là Di chúc đầu tiên của Bố, Mẹ và cũng là sự định đoạt đầu tiên về quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng đất nói trên. Bố, Mẹ mong các con hãy thực hiện đúng ý nguyện của Bố, Mẹ, tránh làm những điều gì ảnh hưởng đến hoà khí của gia đình ta.

Bản di chúc này do tự tay tôi (....) viết lại theo ý nguyện chung của hai vợ chồng chúng tôi. Sau khi tự mình đọc lại toàn văn Di chúc, chúng tôi công nhận đã hiểu rõ nội dung Di chúc; công nhận Bản di chúc được ghi chép lại chính xác, rõ ràng, đầy đủ và đúng ý nguyện của chúng tôi. Chúng tôi ký tên và điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây để làm bằng chứng.

NHỮNG NGƯỜI LẬP DI CHÚC
NGƯỜI CHỒNGNGƯỜI VỢ

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN hoặc người làm chứng

5. Di chúc có phải công chứng, chứng thực?

Theo Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Ngoài ra, tại phần 4 bài viết cũng đề cập đến các hình thức của Di chúc, trong đó quy định của BLDS cũng nêu rõ di chúc có thể có công chứng hoặc chứng thực, có người làm chứng hoặc không có người làm chứng.

Qua các quy định trên có thể kết luận: di chúc bằng văn bản không bắt buộc phải công chứng, chứng thực và vẫn được coi là hợp pháp nếu đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 630, Bộ luật Dân sự 2015.

Tuy nhiên đối với trường hợp di chúc bằng miệng thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 

Do đó, tùy thuộc vào hình thức di chúc mà cha mẹ chọn để lập thừa kế đất cho con mà có thể sẽ phải công chứng, chứng thực. Người lập di chúc nên lưu ý điều này để di chúc có hiệu lực pháp lý, đảm bảo quyền và lợi ích của con mình nếu sau này có xảy ra tranh chấp chia tài sản thừa kế.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về cách làm di chúc thừa kế đất cho con 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 508
0 Bình luận
Sắp xếp theo