Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?

Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm? Di chúc là văn bản pháp lý thể hiện ý chí của một người trước khi mất để lại tài sản cho những người thân thích. Tuy nhiên, vì không nắm rõ quy định của pháp luật do vậy nhiều người không biết di chúc có hiệu lực pháp luật khi nào. Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm.

Di chúc có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Di chúc có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

1. Di chúc là gì?

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được định nghĩa:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Tóm tại, Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.

Hình thức của di chúc có thể là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng.

2. Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật

Di chúc có hiệu lực pháp luật khi và chỉ khi nó đủ các điều kiện là một di chúc hợp pháp tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

  • Thứ nhất, đủ điều kiện là người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  • Thứ hai, di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Thứ ba, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Thứ tư, di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Thứ năm, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?

3. Di chúc có hiệu lực trong bao lâu?

Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì hiệu lực của di chúc được quy định như sau:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, Di chúc sẽ có hiệu lực pháp luật đến hết thời hiệu chia thừa kế kể từ thời điểm người để lại di chúc chết (30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản).

4. Cách chia di sản khi hết thời hiệu khởi kiện thừa kế

Theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu tại phần trên thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Nếu người thừa kế không yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, thì khi hết thời hiệu nêu trên, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ quyền lợi của những người được hưởng di sản.

Trong Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định:

Sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết 

- Như vậy, dù việc yêu cầu xác nhận quyền thừa kế là có thời hạn, tuy nhiên nếu quá thời hiệu quy định mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và yêu cầu chia lại di sản thì Tòa án vẫn sẽ giải quyết chia thừa kế.

5. Mẫu di chúc

Mẫu di chúc đã được HoaTieu cập nhật và đăng tải tại bài viết Mẫu di chúc viết tay, bạn đọc có thể tham khảo và tải file về máy để sử dụng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ........tháng ......... năm .........., vào lúc....... giờ .........phút, tại …………

Họ và tên tôi là: ..............................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................................................
- Chứng minh nhân dân số:..........…………Nơi cấp: .......................................
cấp ngày …………… tháng ……… năm ...............
- Địa chỉ thường trú: .......................................................................................

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
1.......................................................................................................................
2……………………………………………………………………....................…..
3……………………………………………………………………....................…..
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm:

.........................................................................................................................
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:
Sau khi tôi qua đời

Họ và tên Ông (Bà).........................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...................................................................................
Chứng minh nhân dân số:...........………Nơi cấp: ......................................cấp
ngày ……… tháng ……… năm .......................................................................
Địa chỉ thường trú: ..........................................................................................
sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại.
Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.

(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi
rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).

Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:

Họ và tên: ......................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................... ………
Chứng minh nhân dân số:.........……Nơi cấp: .............................................cấp
ngày ……………tháng ……….. năm ………...................................................
Địa chỉ thường trú: ..........................................................................................

Họ và tên: ......................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................……
Chứng minh nhân dân số:.............………Nơi cấp: .........................................cấp
ngày ……………tháng ……….. năm ………....................................................
Địa chỉ thường trú: ..........................................................................................

Hai nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Di chúc đã được lập xong hồi………ngày…......tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản............trang./.

………………….., ngày … tháng … năm ……

Nhân chứng 1 Nhân chứng 2 Người lập Di chúc
(Ký và ghi rõ họ và tên)(Ký và ghi rõ họ và tên)(Ký và ghi rõ họ và tên)

Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?

6. Một số câu hỏi liên quan đến hiệu lực di chúc

6.1. Di chúc có hiệu lực pháp luật khi nào?

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015 thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Trong đó, thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết hoặc Tòa án tuyên người có tài sản là đã chết.

Do vậy, di chúc có hiệu lực pháp luật khi người có tài sản để lại di chúc chết hoặc Tòa án tuyên họ đã chết.

6.2. Di chúc vô hiệu khi nào?

Theo quy định Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 thì di chức vô hiệu toàn bộ hoặc một phần khi:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

  • Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  • Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
  • Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

6.3. Di chúc có cần công chứng không?

Theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc di chúc phải công chứng, chứng thực. Di chúc có thể thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như bằng miệng hoặc bằng văn bản.

Di chúc muốn có tính pháp lý cao nhất thì bạn nên lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã, phường để công chứng, chứng thực.

6.5. Di chúc có cần các con ký không?

Qua khái niệm về di chúc đã được nêu tại phần 1 thì có thể hiểu di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc phân chia tài sản của mình sau khi người này chết đi.

Do đó di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân của một người và không cần phải phụ thuộc vào người khác.

Cha mẹ có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình khi lập di chúc, muốn chia cho ai, chia như thế nào là tùy thuộc vào họ mà không cần phụ thuộc vào các con, không cần chữ ký của các con.

Tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cần có sự đồng ý và chữ ký của các con như tài sản là đất cấp cho hộ gia đình thuộc sở hữu chung.

6.6. Luật di chúc?

Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành thì chúng ta chưa có luật nào là Luật di chúc. Các bạn muốn tìm hiểu quy định của pháp luật về quy định liên quan đến di chúc thì có thể đọc Bộ luật dân sự 2015 để hiểu rõ hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 421
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm