Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài 2024

Ngày nay khi Thế giới ngày càng phát triển, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng phổ biến hơn. Tập tục vùng miền không còn nữa, ly hôn dần trở nên phổ biến và không còn nhiều trở ngại. Vậy trình tự và thủ tục để ly hôn với người người đang ở nước ngoài như thế nào? Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.

1. Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo quy định của Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

"25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài."

Theo đó, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài... Do đó, việc ly hôn với người đang ở nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

"Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."

Như vậy, việc ly hôn có yếu tố nước ngoài đã được luật quy định rõ theo như Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Trường hợp ly hôn với người đang ở nước ngoài là công dân đang không thường trú tại Việt Nam thuộc trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài.

2. Hồ sơ ly hôn với người đang ở nước ngoài

Hồ sơ ly hôn bao gồm:

Theo đó, trường hợp ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình sẽ áp dụng 02 biểu mẫu khác nhau gồm: Mẫu số 23-DS: Đơn khởi kiện (đối với ly hôn đơn phương) và Mẫu số 01-VDS: Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự ( Đối với thuận tình ly hôn). Nếu người ký là người đang ở nước ngoài thì phải có xác nhận của sứ quán Việt Nam tại nước ngoài (đối với người VN) hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (đối với người nước ngoài)

  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên của vợ và chồng.
  • Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng.
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giầy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
  • Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có).

Trình tự thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài

3. Trình tự thực hiện ly hôn với người đang ở nước ngoài

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn có yếu tố nước ngoài tại TAND tỉnh/thành phố

Bước 2: Sau khi nhận được đơn khởi kiện ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ thì khoảng 7 đến 15 ngày Toà án kiểm tra đơn và nếu hợp lệ Toà án thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Toà án

Bước 4: Toà án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo trình tự tố tụng

4. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ quy định tại các điều 28, 29, 37 và điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, theo đó:

"Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam."

Như vậy, thẩm quyền là của Tòa án Việt Nam, tiếp theo là Tòa án cụ thể giải quyết việc ly hôn như sau:

"Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;"

Mà trong đó Điều 28 và Điều 29 của Luật này liên quan trực tiếp đến việc ly hôn ấy như sau:

"Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1.Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn."

"Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

....... 2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn."

Vì thế, thẩm quyền giải quyết việc ly hôn với người đang ở nước ngoài là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, đăng ký hộ khẩu thường trú..

5. Thời gian, lệ phí giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài

  • Thời gian giải quyết: vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là từ 4 - 6 tháng từ ngày thụ lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Lệ phí: Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức án phí sơ thẩm trong vụ việc ly hôn là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản; nếu có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo giá trị tài sản...

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác liên quan như Cách viết đơn xin ly hôn; Thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài,từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 117
0 Bình luận
Sắp xếp theo