Đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Tải về

Mẫu Đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn bao gồm thông tin về vợ/chồng, quyền nuôi con theo quyết định của tòa, lý do yêu cầu thay đổi người nuôi con và các thông tin khác liên quan.

Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn tại đây.

1. Đơn xin thay đổi quyền nuôi con sử dụng khi nào?

Khi ly hôn, con sẽ được giao cho một bên cha, mẹ trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, quyền nuôi con này hoàn toàn có thể được thay đổi theo quy định tại điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Theo quy định này cha, mẹ hoặc các cá nhân, tổ chức có quyền được yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Cá nhân, tổ chức ở đây bao gồm: người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hay hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con được sử dụng khi có yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Mẫu đơn này được dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Hai bên cha, mẹ có thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con và yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận này.
  • Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, người không trực tiếp nuôi con chứng minh được rằng người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và có đơn khởi kiện đến Tòa án để giải quyết.
  • Ngoài ra còn có trường hợp người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hay hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn khi có căn cứ người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Khi yêu cầu đến Tòa án giải quyết vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, ngoài mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ như: Bản án/quyết định của Tòa án, bản sao giấy khai sinh của con, tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi quyền nuôi con,…

2. Đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hônĐơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Nội dung cơ bản của đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận (huyện)......................

Tên tôi là:..................................................................... Sinh năm:...............................

Nghề nghiệp:...............................................................................................................

Hộ khẩu thường trú:.....................................................................................................

Tạm trú:......................................................................................................................

Điện thoại liên hệ:........................................................................................................

Tại bản án, quyết định:.................................................................................................

Tại:.................................................................................. ngày...tháng...năm...............

của Tòa án nhân dân....................................................................................................

Về phần con chung:......................................................................................................

...................................................................................................................................

Hiện con chung đang ở với anh (chị).............................................là trực tiếp nuôi dưỡng.

Hộ khẩu thường trú:......................................................................................................

Tạm trú:.......................................................................................................................

Điện thoại liên hệ:.........................................................................................................

Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:...................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:.............................

...................................................................................................................................

................, ngày...tháng....năm....
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

HỒ SƠ NỘP KÈM KHI THAY ĐỔI NGƯỜI NUÔI CON SAU LY HÔN

1/ Đơn

Phần hộ khẩu thường trú ghi đúng như trong hộ khẩu trường hựp có thây đổi về mặt thực tế thì có ghi đính chính kèm theo.

Phần tạm trú (nơi ở) ghi rõ: số nhà, ngõ, phố, tổ, phường.

2/ Hộ khẩu thường trú (có công chứng)

3/ Trường hợp hộ khẩu thường trú và nơi tạm trú không phải ở cùng một chỗ thì phải có giấy tạm trú của Công an.

4/ Chứng minh thư nhân dân (công chứng)

5/ Bản án (Quyết định) của Tòa án (bản chính)

6/ Giấy khai sinh của con chung (bản sao)

7/ Giấy xác nhận thu nhập của nơi làm việc (nếu có)

8/ Giấy xác nhận của công an nơi con chung và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang trực tiếp sinh sống.

Ngày nhận hồ sơ: Sáng thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.

3. Cách viết mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Tại mục “Kính gửi”, người viết đơn ghi rõ thông tin của Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ: “Kính gửi: Tòa án nhân dân quận Ba Đình – thành phố Hà Nội”.

Tuy nhiên người làm đơn cũng cần lưu ý đến thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc trong trường hợp tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại khoản 1 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
  • Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại điểm i khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thông tin của người có yêu cầu thay đổi quyền nuôi con và người đang trực tiếp nuôi con

Đối vấn vấn đề này, người làm đơn cần trình bày rõ các thông tin cơ bản sau đây:

  • Thông tin họ và tên. Thông tin này được viết bằng chữ in hoa, có dấu;
  • Thông tin ngày tháng năm sinh;
  • Thông tin số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp);
  • Thông tin nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
  • Thông tin nơi ở hiện tại;
  • Số điện thoại liên hệ;

Thông tin về bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn

Người đưa ra yêu cầu cần cung cấp cụ thể các thông tin sau đây về bản án, quyết định của Tòa án đã giải quyết về vấn đề ai là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con khi ly hôn. Cụ thể như sau:

  • Số bản án, quyết định. Ví dụ như “Bản án số 03/2018/HNGĐ-ST ngày 06/12/2018 về Ly hôn của Tòa án nhân dân quận Ba Đình”.
  • Nội dung giải quyết về quyền nuôi con khi ly hôn. Ví dụ “Về phần con chung, theo bản án này, cháu A là con chung của hai vợ chồng được giao cho mẹ là chị Nguyễn Thị B trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng”.

Thông tin về việc hiện con đang được ai trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng

  • Tại phần này cần cung cấp thông tin hiện con đang ở với ai. Cụ thể “Hiện cháu A đang ở cùng với mẹ Nguyễn Thị B – là người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng”.
  • Ngoài ra cần cung cấp thông tin về chỗ ở hiện tại của con: Hộ khẩu thường trú, tạm trú, số điện thoại của người trực tiếp nuôi dưỡng con (nếu có),…

Thông tin về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

  • Lý do vì sao lại thay đổi quyền nuôi con. Đó có thể là việc hai vợ chồng thỏa thuận được về việc thay đổi quyền nuôi con trên cơ sở quyền và lợi ích hợp pháp của con. Hoặc những căn cứ, chứng cứ cho rằng người đang trực tiếp nuôi con hiện không còn đủ điều kiện để nuôi con.
  • Yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Người có yêu cầu cần ghi cụ thể yêu cầu, nguyện vọng của mình. Ví dụ như “Với những lý do trên, tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con chung là cháu A”.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các thủ tục về hôn nhân gia đình trong mục biểu mẫu

Đánh giá bài viết
1 5.026
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm