Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài?
Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài?
Quy định của pháp luật về thủ tục ly hôn như thế nào? Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam như thế nào? Mời các bạn cùng xem nội dung chi tiết về Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài?
Thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài
Hỏi: Tôi tên Thảo. Có kết hôn với người Singapore. Nay tôi muốn ly hôn. Cho tôi xin mẫu đơn ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài và mẫu đơn đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tôi muốn được cung cấp mẫu đơn mới và hướng dẫn tôi thủ tục ly hôn này. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: HoaTieu.vn xin trả lời trường hợp của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
- Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp thuận tình ly hôn:
- Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;
- Giấy khai sinh của các con;
- Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:
- Bản sao chứng thực CMTND;
- Bản sao chứng thực hộ khẩu;
+ Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài:
- Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa tại lãnh sự quán.
+ Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa tại lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.
+ Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
- Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đơn phương ly hôn:
- Đơn xin ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.
- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung
- Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
Các bước thực hiện Thủ tục xin ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Ngoài các Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài như đã nêu ở trên. HoaTieu.vn xin giới thiệu thêm tới các bạn về các bước thực hiện và trình tự cần làm. Mời các bạn tham khảo.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn" và "Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn...". Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có hành vi bạo lực gia đình;
- Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;
- Đời sống chung không thể kéo dài;
- Mục đích của hôn nhân không đạt.
Nếu một bên vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, thì thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 33, 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thứ nhất, xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh hay cấp huyện
Căn cứ Điều 35 và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp. Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì: "Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này". Điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: "1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này". Như vậy, vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài) thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
2. Tài sản ở nước ngoài:
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Thứ hai, xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngòai theo lãnh thổ.
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
Như vậy, nếu bị đơn có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết. Nếu bị đơn không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:
Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài?
156 KB 24/08/2016 5:17:00 CHThủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài? (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CHTải Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Đề thi có phải tài liệu tối mật ngành Giáo dục?
-
Hiệu chuẩn máy đo nồng độ cồn là gì?
-
Các lỗi thường gặp khi đăng ký tài khoản VssID
-
Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2025 của 63 tỉnh, thành phố
-
Tiền dạy thêm giờ có phải đóng thuế năm 2025 không?
-
Điều kiện hưởng BHYT 5 năm liên tục
-
Bảng tính thuế thu nhập cá nhân năm 2023
-
Thời gian biểu trong Quân đội như thế nào? (cập nhật 2025)
-
Trường hợp được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần từ 1/1/2025
-
Tăng lương cơ sở 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Xét lý lịch 3 đời vào quân đội 2025
-
Quy định chào trong quân đội 2025
-
Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân 2025
-
Liệt sĩ hay Liệt sỹ, từ nào đúng chính tả?
-
Câu hỏi thu hoạch lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng 2025
-
Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết?
-
Nhà trường có viết hoa không?
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018
-
Quy tắc chính tả i và y
-
Thời gian biểu trong Quân đội như thế nào? (cập nhật 2025)
-
Tên viết tắt các cơ quan, tổ chức trong ngành Công an 2025
-
Quy định mang mặc quân phục trong Quân đội 2025

Bài viết hay Hỏi đáp pháp luật
Bảng giá đất Hòa Bình 2025 (mới nhất)
Trách nhiệm với người gây tai nạn giao thông làm chết người 2023
Tổng hợp quy định của pháp luật về xâm hại trẻ em
Điều khiển xe vào vạch kẻ mắt võng bị xử phạt như thế nào?
Thành phố Hà Nội trở thành thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?
Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì?