Chung sống với nhau như vợ chồng là gì?
Chung sống với nhau như vợ chồng là gì? Hành vi chung sống với nhau như vợ chồng đã không còn xa lạ gì trong xã hội ngày nay. Sống chung với nhau như vợ chồng là gì? Liệu chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có trái quy định pháp luật không?
Chung sống với nhau như vợ chồng
1. Chung sống với nhau như vợ chồng là gì?
Chung sống với nhau như vợ chồng được định nghĩa tại Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (HNGĐ) như sau:
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Xét về đặc điểm, muốn được pháp luật thừa nhận là “chung sống như vợ chồng” thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể, dựa vào nội hàm khái niệm này có thể hiểu rằng chủ thể của hành vi chung sống như vợ chồng có thể hiểu là giữa nam với nam, nam với nữ hoặc nữ với nữ.
Thứ hai, về điều kiện, hai cá nhân đã “tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”. Có thể nói, đây là điểm giúp chúng ta phân biệt giữa chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn với trường hợp sống “tạm bợ” với nhau. Nhưng trên thực tế, để đánh giá hai người có coi nhau là vợ chồng hay không là không đơn giản mà phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, hoàn cảnh sống và tâm lý quan điểm từng người. Vì vậy, pháp luật có những tiêu chí cụ thể để xem xét là chung sống như vợ chồng như: “có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau; việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc được người khác hay tổ chức chứng kiến; hoặc họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”
2. Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là trái pháp luật?
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn là không bị xem là trái pháp luật (trong trường hợp cả 2 đều đang không là vợ, chồng hợp pháp của một người khác).
Tuy nhiên những đối tượng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận, trừ một số trường hợp ngoại lệ tại mục 3 bài này.
3. Chung sống như vợ chồng trước năm 1987
Nam, nữ chung sống như vợ chồng trước năm 1987 theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP sẽ được công nhận là vợ chồng trước pháp luật kể từ ngày xác lập mối quan hệ sống chung như vợ chồng. Khi đó, nam nữ được khuyến khích và tạo điều kiện đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, còn trường hợp sống chung như vợ chồng sẽ được pháp luật thừa nhận là vợ chồng sau:
Nam và nữ chung sống như vợ chồng không kết hôn từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001:
Nam nữ sống chung với nhau trong trường hợp này mà đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì họ phải có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 đến hết ngày 01/01/2003 (theo điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội).
Sau ngày 01/01/2003 nếu nam nữ chưa đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng.
4. Chung sống với nhau như vợ chồng có bị phạt?
Chung sống với nhau như vợ chồng sẽ bị phạt nếu ít nhất một trong 2 bên đang là vợ chồng hợp pháp của một người khác (nói cách khác trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng là ngoại tình) thì sẽ bị xử phạt.
4.1 Chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt hành chính
Chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt hành chính theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
=> Chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4.2 Chung sống với nhau như vợ chồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Chung sống với nhau như vợ chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh "Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng" tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc định nghĩa chung sống với nhau như vợ chồng và các hành vi chung sống với nhau như vợ chồng bị coi là vi phạm pháp luật.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Đinh Thanh Hoa
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27