Đi thăm người đi nghĩa vụ quân sự 2024
Đối với những hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ, việc được bạn bè, người thân đến thăm là một niềm vui, nguồn động lực to lớn. Và khi bạn bè hay người thân đi thăm hạ sĩ quan, binh sĩ đều cần phải tuân thủ một số quy định về thăm người đang tại ngũ nhất định. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo một số quy định cụ thể đó tại đây.
Kinh nghiệm đi thăm bộ đội, thăm người đang tại ngũ
- 1. Quy định về việc thăm người đi nghĩa vụ quân sự
- 2. Đi thăm người đi nghĩa vụ quân sự nên mua gì?
- 3. Vào thăm bộ đội có được mặc váy không?
- 4. Đi thăm bộ đội được bảo nhiêu người?
- 5. Đi thăm bộ đội được bao nhiêu tiếng?
- 6. Đi thăm bộ đội cần làm thủ tục gì?
- 7. Đi nghĩa vụ quân sự có được phép về thăm gia đình không?
Khi có người thân, con cái, người yêu,... đi nghĩa vụ quân sự thì việc đi thăm nom là điều mà người thân yêu quan tâm do gần như những chiến sĩ đi nghĩa vụ đều không có thời gian về gia đình, mà phải ở đó một thời gian dài. Người thân đến thăm để mong muốn biết được cuộc sống của con cái họ và cũng như mong muốn mang thêm chút quà cho chiến sĩ ở khu vực quân đội. Các bạn hãy lưu ý những điều khi đi thăm nghĩa vụ quân sự được Hoatieu.vn nhắn gửi như sau:
1. Quy định về việc thăm người đi nghĩa vụ quân sự
1.1. Thời gian đi thăm hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
Nhiều người chưa nắm rõ được thời gian được đến thăm hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ và thắc mắc liệu rằng 3 tháng tân binh có được thăm không?
Khi mới vào quân ngũ, các tân binh sẽ có thời gian huấn luyện tân binh là 3 tháng để các quân nhân nhập ngũ làm quen với môi trường ăn uống, sinh hoạt ….tại đơn vị đóng quân. Trong thời gian này, tân binh không được sử dụng điện thoại và có thể bị hạn chế việc thăm gặp người thân đối với một số đơn vị. Tuy nhiên thời gian thăm gặp (nếu có) sẽ được tổ chức vào Chủ nhật.
Sau 3 tháng tân binh, các bạn sẽ được mang quân hàm binh nhì. Thời gian này, việc thăm gặp sẽ thoải mái hơn, có thể diễn ra vào ngày Thứ 7 hoặc Chủ nhật. Tuy nhiên được biết tuỳ từng đơn vị sẽ có quy định khác nhau về việc thăm nuôi nhưng thời gian thăm nuôi trong ngày có thể bị hạn chế đến khoảng 21h30 vì đây là thời gian nghỉ ngơi của các binh sĩ. Với một số binh sĩ vi phạm quy chế đơn vị phải trực hoặc bị xử lý kỷ luật thì việc thăm có thể không được phép hoặc thời gian hạn hẹp hơn do phải tăng gia sản xuất.
Trong trường hợp bị cấm trại (do dịch, do vi phạm kỷ luật...) thì thân nhân sẽ không được lên thăm.
1.2. Đi thăm nghĩa vụ quân sự cần mang giấy tờ gì?
Khi tới thăm quân nhân nghĩa vụ quân sự, các bạn không cần mang quá nhiều giấy tờ. Các bạn chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân: Đây là giấy tờ tùy thân bắt buộc để làm thủ tục vào đơn vị.
- Giấy giới thiệu (nếu có): Một số đơn vị có thể yêu cầu giấy giới thiệu từ cơ quan, đơn vị hoặc địa phương nơi bạn đang sinh sống.
2. Đi thăm người đi nghĩa vụ quân sự nên mua gì?
Khi đi thăm các chú bộ đội, các bạn có thể mua những vật dụng mà các chú ấy đang cần (ví dụ: dầu gội đầu, bánh kẹo...) vì mặc dù ở trong quân ngũ những vật dụng ấy cũng có nhưng đắt hơn rất nhiều và thường không ngon.
Các bạn có thể mua hoa quả (ăn uống lúc thăm vì hoa quả không để được lâu), những đồ khô để được lâu (bánh kẹo, hoa quả sấy...) để các chú bộ đội dùng dần. Khi mua các bạn nên để ý mua đủ số lượng "lớn lớn" một chút. Các chú sẽ không ăn một mình mà cùng chia cho đồng đội, nên nếu các bạn mua vừa đủ dùng cho một người thì có thể sẽ không đủ để các chú chia quà cho bạn cùng phòng.
Những vật dụng cá nhân cũng là điều cần thiết khi đi thăm các chú bộ đội, tuy nhiên không nên mua áo quần, tất, kem đánh răng... vì những thứ này là quân nhu, các chú sẽ được cấp phát. Những vật dụng nên mua: bàn chải đánh răng, dao cạo râu,...
3. Vào thăm bộ đội có được mặc váy không?
Tâm lí của các cô gái là luôn muốn đẹp trong mắt người yêu, thế nên nhiều bạn nữ khi lên thăm người yêu thì thường mặc những bộ váy xinh xắn. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các bạn nữ sẽ không được vệ binh cho qua cửa. Đối với các đơn vị "dễ tính" hơn thì các bạn có thể được vào thăm nếu váy dài quá đầu gối.
Môi trường quân đội là môi trường nghiêm túc, do đó, khi đi thăm, các bạn nữ nên chọn cho mình những chiếc quần dài, thay vì quần đùi, váy ngắn, để đảm bảo sự lịch sự, nghiêm túc.
Hơn nữa một môi trường chủ yếu là những chiến sĩ nam thì việc ăn mặc kín kẽ là điều tất yếu nhằm bảo vệ người phụ nữ trước những ánh mắt nhìn họ. Đây cũng là văn hoá trong cơ quan quân đội cần tuân thủ nghiêm ngặt.
4. Đi thăm bộ đội được bao nhiêu người?
Số lượng người được vào thăm quân nhân đang tại ngũ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy định của đơn vị, diện tích khu vực thăm, thời điểm vào thăm, số lượng người được thăm trong ngày,... Thông thường, các đơn vị quân đội sẽ không giới hạn số người thân đến thăm.
Để biết thông tin chính xác nhất, trước khi tới thăm thì nên liên hệ trực tiếp với đơn vị nơi người thân đang tại ngũ, công tác.
Tuy nhiên, các bạn nên tổ chức đi thăm người thân trong quân ngũ sao cho hợp lí, không quá đông và phù hợp với từng yêu cầu riêng của mỗi đơn vị. Với số lượng nhiều người đi thăm thì cần đảm bảo việc thăm hỏi diễn ra trật tự, không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của đơn vị.
5. Đi thăm bộ đội được bao nhiêu tiếng?
Thông thường, thời gian thăm người thân trong quân ngũ sẽ được quy định cụ thể tùy thuộc vào mỗi đơn vị.
Chủ yếu thời gian để gia đình, bạn bè đến thăm bộ đội sẽ là vào các ngày cuối tuần, lễ tết hoặc các dịp đặc biệt khác. Thời gian thăm hỏi có thể kéo dài từ vài tiếng đến cả ngày (tuy nhiên sẽ không được thăm vào giờ nghỉ trưa của đơn vị)
Bên cạnh đó, nếu đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, diễn tập, huấn luyện,... thì thời gian thăm hỏi có thể bị hạn chế, thay đổi đột ngột hoặc không được phép.
6. Đi thăm bộ đội cần làm thủ tục gì?
Khi tới thăm quân nhân, các bạn chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân với vệ binh gác cổng, gọi người thân của mình (người đang tại ngũ) ra cổng dẫn bạn vào là được.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình thăm hỏi diễn ra suôn sẻ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị bộ đội nơi người thân đang công tác để được hướng dẫn cụ thể.
7. Đi nghĩa vụ quân sự có được phép về thăm gia đình không?
Được biết trong thời gian phục vụ tại ngũ 24 tháng thì bạn có quyền được nghỉ phép về thăm gia đình, người thân theo quy định pháp luật nhưng theo nguyên tắc thì phải từ tháng thứ 13 trở đi bạn mới được nghỉ phép hằng năm và về thăm gia đình.
Các trường hợp được nghỉ phép như sau:
- Gia đình gặp thiên tai, hoả hoạn nặng;
- Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp, vợ chồng con đẻ, con nuôi hợp pháp mất hoặc mất tích;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong khi thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, với thời gian không quá 5 ngày kể cả ngày đi và về, chiến sĩ còn được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Những quy định về đi thăm người đi nghĩa vụ quân sự. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Dân sự của phần Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Quy định chào trong quân đội 2024
Các trường tuyển sinh đào tạo Quân đội năm 2024
Học phí trường công an, quân đội năm 2024
Chỉ tiêu các trường quân đội năm 2024
Xét lý lịch 3 đời vào quân đội 2024
11 chế độ trong ngày của quân đội (cập nhật 2024)
Tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp năm 2024
Tuyển sinh quân đội 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27