Không có khả năng cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì làm thế nào?
Không có khả năng cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì làm thế nào? Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên không trực tiếp nuôi con. Trong một số trường hợp, bên cấp dưỡng rơi vào hoàn cảnh gặp khó khăn về kinh tế, không có khả năng cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì làm thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho tình huống này.
Chồng trốn cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, phải làm sao?
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Cấp dưỡng được định nghĩa trong Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.
Theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, qua các quy định trên có thể hiểu: Cấp dưỡng cho con là việc cha mẹ có nghĩa vụ đóp góp tiền hoặc tài sản để nuôi dưỡng con chưa thành niên, con không có khả năng lao động hoặc không có tài sản, khó khăn túng thiếu... sau khi ly hôn.
Điều 107 Luật HNGĐ quy định:
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện và không thể trốn tránh hay chuyển giao cho bất kỳ ai khác. Vì cha mẹ là những người phải có trách nhiệm nhất đối với con cái và phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng của mình dù là xét theo quy định của pháp luật hay xét trên phương diện đạo đức.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.
2. Không có khả năng cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì làm thế nào?
Dù việc nuôi dưỡng con cái là trách nhiệm bắt buộc của cha mẹ dù có ly hôn. Tuy nhiên trong một số trường hợp không muốn trốn tránh tránh nhiệm nhưng cha/mẹ lại gặp khó khăn về kinh tế, bị tai nạn hay mất khả năng lao động không thể có đủ năng lực tài chính để chu cấp cho con cái. Vậy nếu rơi vào trường hợp không có khả năng cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì phải làm thế nào?
Căn cứ tại Điều 117 Luật NHGĐ 2014 có quy định như sau:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, nếu rơi vào trường hợp gặp khó khăn về kinh tế, 2 bên cha mẹ có thể cùng thỏa thuận lại phương thức cấp dưỡng:
- Có thể thảo luận kéo dài thời gian cấp dưỡng thành nửa năm một lần hay một năm một lần...
- Hoặc 2 bên đồng ý tạm ngưng cấp dưỡng một thời gian.
- Cùng đồng thuận giảm số tiền cấp dưỡng xuống thấp hơn mức ban đầu thỏa thuận.
Tuy nhiên trong trường hợp này nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ không đương nhiên chấm dứt mà vẫn có hiệu lực, chỉ là được thay đổi về thời gian thực hiện hoặc mức trợ cấp.
Nếu hai bên không thể đi đến đồng thuận về thỏa thuận lại việc cấp dưỡng nuôi con, người cấp dưỡng có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, thì người nuôi con có quyền gửi đơn xin Tòa án giải quyết.
Vì cấp dưỡng nuôi con vừa là quyền cũng là nghĩa vụ chính đáng của cha mẹ, do đó bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Sẽ không có quy định nào cho phép bên cấp dưỡng được từ bỏ nghĩa vụ này.
Do đó, nếu thực sự gặp khó khăn về kinh tế, hai bên cha mẹ nên cùng ngồi lại thảo luận, nêu rõ hoàn cảnh, khó khăn gặp phải để mọi người cùng thông cảm và đi đến thỏa thuận thống nhất, tránh việc phải giải quyết bằng con đường Tòa án.
Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật và của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Milky WayThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
-
- Snow WhiteThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
-
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dân sự
Điều kiện để có quyền nuôi con khi ly hôn 2024
Các loại phương tiện giao thông đường bộ
Người bỏ học có được nhập ngũ 2024? Bỏ học có được đi nghĩa vụ quân sự?
Mất giấy đăng ký kết hôn có được ly hôn 2024?
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân về quốc phòng, an ninh
Nguyên tắc bình đẳng thể hiện thế nào trong quan hệ vợ chồng?