16 tuổi có được đăng ký kết hôn không?
Mười sáu tuổi có được đăng ký kết hôn không? Hôn nhân luôn là điều đẹp đẽ và thiêng liêng, là lời thề nguyện sẽ chung sống, yêu thương nhau suốt cả cuộc đời của các cặp đôi trước sự chứng kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được nhà nước nhân danh pháp luật để bảo vệ. Tại mỗi quốc gia lại quy định về độ tuổi kết hôn khác nhau. Vậy 16 tuổi ở Việt Nam có được đăng ký kết hôn hay không? Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.
Quy định về điều kiện đăng ký kết hôn
1. Mười sáu tuổi có được đăng ký kết hôn không?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy nam hay nữ 16 tuổi đều chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn và thuộc trường hợp bị cấm kết hôn dù hai bên tự nguyện mong muốn kết hôn.
2. Độ tuổi kết hôn của nam là bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ có quy định về độ tuổi kết hôn của nam và nữ, cụ thể như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
- Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
- Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
Kết luận: Pháp luật quy định nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn. Hôn nhân mà không có đăng ký kết hôn theo quy định thì sẽ không được nhà nước thừa nhận là hợp pháp.
3. Độ tuổi kết hôn của nữ là bao nhiêu?
Như đã đề cập tại phần 2, quy định về độ tuổi được đăng ký kết hôn của nữ là bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Dưới độ tuổi này kết hôn dù không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng là vi phạm pháp luật và được gọi dưới cái tên là "tảo hôn".
4. 16 tuổi làm đám cưới mà không đăng ký kết hôn có phạm luật?
Tất cả những trường hợp nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi mà đăng ký kết hôn đều là hành vi vi phạm pháp luật và thuộc trường hợp cấm theo Luật HNGĐ.
Do đó 16 tuổi làm đám cưới mà không đăng ký kết hôn vẫn là hành vi thuộc trường hợp cấm theo luật HNGĐ và có thể bị xử phạt vì hành vi tảo hôn. Cụ thể, mức phạt như sau:
- Theo Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- Căn cứ Điều 183 Bộ luật Hình sự 2017 thì người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn, theo đó:
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Tuy nhiên, như đã nói tại phần 2, thì việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ được thực thi nhiều hơn trên thực tế, vì hầu hết ở các địa phương, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc tảo hôn sẽ được coi là việc riêng của gia đình, nhiều chính quyền cũng ngại can thiệp. Điều kiện kinh tế khó khăn khiến việc nộp phạt cũng khó cưỡng chế thi hành.
5. 16 tuổi được bố mẹ đồng ý cho kết hôn thì có được không?
Theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình tại Việt Nam, dù được cha mẹ đồng ý thì nam vẫn phải từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi mới đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
Nếu vẫn tổ chức làm đám cưới thì cũng không được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền, cuộc hôn nhân này cũng không được pháp luật nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
Nếu hai bên gia đình vẫn cố tình vi phạm và tổ chức đám cưới có thể sẽ bị xử phạt theo quy định đã đề cập tại phần 4.
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi 16 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27