Thủ tục ly hôn thuận tình 2024

Tải về

Thủ tục ly hôn thuận tình 2024. Ly hôn là kết cục hôn nhân mà mọi người đều không mong muốn. Tuy nhiên tỉ lệ ly hôn ngày càng gia tăng, vì thế mà việc tìm hiểu pháp luật về ly hôn cũng là những mối quan tâm lớn. Nếu cả vợ và chồng đều đồng ý ly hôn thì sẽ như thế nào? Thủ tục ly hôn thuận tình ra sao? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn trả lời.

Thủ tục ly hôn thuận tình được xử lý khá nhanh gọn.
Thủ tục ly hôn thuận tình được xử lý khá nhanh gọn.

1. Hồ sơ ly hôn thuận tình

  • Đơn công nhận thuận tình ly hôn
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

2. Thủ tục ly hôn thuận tình

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 2 : Khi hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn hợp lệ, Tòa án sẽ kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án

Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để xem xét ra quyết định công nhận ly hôn hay không.

Thủ tục ly hôn thuận tình 2021

3. Đơn xin ly hôn thuận tình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) ...............................................................................

Địa chỉ:(4) ..............................................................................................................................

Số điện thoại (nếu có): …………………..; Fax (nếu có):..........................................

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ..................................................................................................

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ................................................................
việc như sau:

- Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

- Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

....................................................................................................................................

- Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)

........................................................................................................................................................................................................................................................................

- Các thông tin khác (nếu có):(9)................................................................................................................................

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

1. ....................................................................................................................................

2. ....................................................................................................................................

3. ....................................................................................................................................

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.


                                                                           ………, ngày…. tháng…. năm……. (11)

NGƯỜI YÊU CẦU(12)

------------------------
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;...).

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;....).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

4. Một số câu hỏi liên quan ly hôn thuận tình

4.1 Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Theo quy định của Điều 52 Luật hôn nhân gia đình 2014:

"Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”

Như vậy, việc hòa giải cơ sở là không bắt buộc, tuy nhiên, khi giải quyết thủ tục ly hôn thì hòa giải là bắt buộc tại Tòa án, theo quy định như sau:

“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Như vậy, dù là ly hôn thuận tình hay không thì việc hòa giải vẫn phải tiến hành, bởi hòa giải là mục đích hàn gắn quan hệ vợ chồng.

4.2 Án phí ly hôn thuận tình?

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì ly hôn thuận tình, không có tranh chấp để giải quyết tài sản thì án phí ly hôn sẽ là 300.000 đồng.

5. Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt?

Ly hôn có sự thuận tình của cả 2 bên nhưng một trong 2 bên đương sự vắng mặt thì có xử ly hôn được không?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự phải có mặt nếu không thì sẽ hoãn phiên tòa trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần hai, đương sự phải có mặt tại phiên tòa trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Như vậy, nếu một bên vắng mặt mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết, nếu nguyên đơn vẫn có nhu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết mà không cần thông báo về việc thụ lý vụ án nữa.

6. Ly hôn thuận tình không cần ra tòa, xử vắng mặt được không?

Trường hợp cả 2 bên đương sự đều thuận tình ly hôn nhưng đều vắng mặt thì Tòa án có xét xử không?

Căn cứ Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định việc xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.

3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.

Như vậy, Tòa án vẫn xét xử nếu cả 2 bên đương sự có quyền và nghĩa vụ liên quan vắng mặt nhưng phải có người đại diện tham gia phiên tòa. Trường hợp cả người đại diện cũng vắng mặt thì cần có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

7. Khi nào Tòa giải quyết ly hôn cho vợ, chồng?

Căn cứ Điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Như vậy, nếu xét thấy cả hai vợ chồng đều thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, nuôi dưỡng chăm sóc con cái thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều tự nguyện ly hôn nhưng chưa thỏa thuận được hoặc thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Việc giải quyết này của Tòa sẽ đảm bảo quyền và lợi ích các bên trên cơ sở pháp luật.

8. Thủ tục ly hôn thuận tình mất bao lâu

Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục ly hôn sẽ mất 4 tháng để giải quyết.

Tuy nhiên đối với ly hôn thuận tình thì có thể mất ít thời gian hơn từ 2 - 3 tháng.

Và nếu các bên đương sự đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp này, sau khi tiến hành hòa giải tại Tòa và bên Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn sau 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như từ chuyên mục Dân sự, Hôn nhân mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 15.205
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm