Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không 2024?

Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không 2024? Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều phải chịu trách nhiệm trước trước pháp luật về hành vi, cách ứng xử của bản thân mình. Vậy nhưng người bị bệnh tâm thần thì có phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không? Bài viết này của HoaTieu.vn sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?, mời các bạn tham khảo.

Người bị tâm thần có
Năng lực trách nhiệm pháp lý của người tâm thần

1. Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

  • A. Có.
  • B. Không.
  • C. Tùy từng trường hợp.
  • D. Tất cả đều sai.

Đáp án: Chọn đáp án B. Không. là đáp án đúng.

Lý do:

Dấu hiệu cơ bản nhận biết hành vi có vi phạm vi phạm pháp luật hay không bao gồm:

  • Phải là hành vi xác định của con người
  • Phải là hành vi trái pháp luật,
  • Là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
  • Là hành vi có lỗi của chủ thể
  • Là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Mời các ban tham khảo bài viết chi tiết Dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật 2024

Theo Ðiều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 về mất năng lực hành vi dân sự quy định:

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, theo quy định trên ta thấy người bị tâm thần được coi là người mất năng lực hành vi dân sự

Qua đó, kết luận: người bị tâm thần không đáp ứng yếu tố hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý trong các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy người bị tâm thần có hành vi trái pháp luật không được xem là vi phạm pháp luật.

Đáp án B là đáp án đúng, tất cả các đáp án còn lại đều sai.

2. Người tâm thần có năng lực pháp luật không?

Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân mình
Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân mình

Năng lực pháp luật là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lí do nhà nước quy định cho các cá nhân, tổ chức nhất định.

Khoản 1 Điều 16 BLDS 2015 cũng quy định:

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự.

Vậy ta có thể hiểu một người có năng lực pháp luật thì phải có cả quyền và nghĩa vụ pháp luật theo quy định của nhà nước.

Tuy nhiên, như đã phân tích tại mục 1, người bị tâm thần là người không có năng lực trách nhiệm pháp lý. Do họ không có năng lực để chịu trách nhiệm pháp lý trước hành vi vi phạm pháp luật của mình hay nói cách khác là không thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật.

Tóm lại, có thể kết luận rằng người bị tâm thần không có năng lực pháp luật.

3. Người bị bệnh tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017) quy định:

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định, người phạm tội khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đã phạm.

Để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (tại khoản 1 Điều 206). Nếu kết quả giám định cho thấy người này thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì Cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào kết quả giám định để đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những người tâm thần phạm tội, họ vẫn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp kết luận của hội đồng giám định y khoa kết luận rằng họ chỉ bị hạn chế năng lực hành vi chứ không phải mất.

Đồng thời, theo tinh thần của Điều 21 Bộ luật Hình sự hiện hành, người bị bệnh tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trong lúc đang mắc bệnh. Còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015.

Lưu ý: Mặc dù có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, về trách nhiệm dân sự, người tâm thần (thông qua người đại diện hợp pháp) vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự cho gia đình các nạn nhân.

Bài viết trên đã giả đáp các thắc mắc về vấn đề người bị tâm thần có hành vi trái pháp luật có phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không. Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự, Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.121
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm