Dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật 2024

Dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật 2024. Trong cuộc sống, tất cả các mối quan hệ xã hội đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, tuy vậy vẫn có những cá nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ này.  Vậy dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật là gì? Bài viết này của HoaTieu. vn sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề trên thông qua câu hỏi trắc nghiệm, mời bạn đọc tham khảo.

Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

1. Dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật 2024.

Câu hỏi: Một trong những dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật là:

  • A. Do người có trách nhiệm pháp lý thực hiện.
  • B. Do người tâm thần thực hiện.
  • C. Do người 19 tuổi trở lên thực hiện.
  • D. Tất cả đều sai.

Đáp án: Chọn D. Tất cả đều sai. là đáp án đúng.

Lý do: Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm:

  • Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
    Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động hoặc bằng không hành động.
  • Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các yêu cầu của pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
    Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. Ví dụ: đi xe máy vào đường ngược chiều…
    Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ…
    Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ: trưởng thôn bán đất công cho một số cá nhân nhất định…
  • Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
    Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
    Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận.
  • Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình.
    Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.
  • Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.

Những đáp án còn lại không bao gồm tất cả các điều kiện trên nên là đáp án sai.

Đáp án "A. Do người có trách nhiệm pháp lý thực hiện." không đáp ứng các dấu hiệu về hành vi trái pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lý, hành vi có lỗi của chủ thể và xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vì thế đây là đáp án sai.

Đáp án "B. Do người tâm thần thực hiện." không đáp ứng dấu hiệu về năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể nên cũng là đáp án sai.

Đáp án "C. Do người 19 tuổi trở lên thực hiện." chỉ đề cập đến độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể và không đề cập đến các dấu hiệu hành vi vi phạm pháp luật còn lại nên cũng là đáp án sai.

Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.

2. Vi phạm pháp luật là gì?

Pháp luật quy định chi tiết về chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật
Pháp luật quy định chi tiết về chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

  • Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
  • Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.
  • Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.

3. Quy định về hành vi vi phạm pháp luật:

Tất cả mọi người đều phải tuân thủ theo pháp luật, không làm những điều mà pháp luật cấm, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Nếu bị coi là phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ.

Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội bao phủ tất cả các lĩnh vực, ngành nghề...

Quy định về hành vi vi phạm pháp luật vì thế mà được cụ thể hóa thành văn bản pháp luật, các điều luật cụ thể ( ví dụ như trong Bộ luật dân sự, hình sự, hành chính, thuế quan, hiến pháp...),được quy định chi tiết và đầy đủ về chế tài đối với chủ thể (cá nhân, tổ chức...) có hành vi vi phạm pháp luật.

Những quy định này luôn được cải tiến, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển khách quan của xã hội, có tính chất bắt buộc mọi người đều phải tuân theo. Từ đó, tạo ra một xã hội có tổ chức, văn minh, tiến bộ, đất nước phát triển, mọi người đều tích cực tuân thủ theo pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi về các dấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm pháp luật cùng quy định của pháp luật nước về hành vi này. Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luậtPhổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.118
0 Bình luận
Sắp xếp theo