Bảo lãnh tạm ứng là gì?

Bảo lãnh tạm ứng là một thuật ngữ khá mới lạ đối với mọi người. Trong bài viết "Bảo lãnh tạm ứng là gì?", Hoatieu.vn xin cung cấp cái nhìn tổng quát về Bảo lãnh tạm ứng và các quy định của pháp luật liên quan vấn đề này theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Quy định hiện hành về Bảo lãnh tạm ứng
Quy định hiện hành về Bảo lãnh tạm ứng

1. Bảo lãnh tạm ứng là gì?

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Bảo lãnh tạm ứng à một trong những hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng của các bên trong quan hệ xây dựng để nhà thầu thực hiện công tác chuẩn bị cho việc xây dựng công trình.

Bảo lãnh là thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hợp đồng dân sự, tín dụng ngân hàng, dự thầu công trình,… Nhưng bảo lãnh tạm ứng thì chỉ được dùng trong lĩnh vực xây dựng.

2. Thư bảo lãnh hoàn tạm ứng là gì?

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước, tiền đặt cọc của khách hàng theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo lãnh.

Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước, tiền đặt cọc mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì ngân hàng sẽ thực hiện trả thay.

Chứng thư bảo lãnh là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (Bên bán hàng).

3. Quy định về bảo lãnh tạm ứng

Bảo lãnh tạm ứng được quy định tại điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

  • Việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện khi hợp xây dựng đã có hiệu lực, riêng hợp đồng thi công công trình xây dựng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng theo sự thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng.
  • Mức tiền tạm ứng, thời điểm tạm ứng và điều kiện thu hồi tiền tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể với trong và được ghi nhận trong hợp đồng. Mức tiền tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu hoặc trong bản dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu tính toán giá dự thầu và đề xuất giá hợp đồng.
  • Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng không được có giá trị vượt quá 50% giá trị của hợp đồng tại thời điểm giao kết, trong trường hợp đặc biệt phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc có sự đồng ý của Bộ trưởng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn, tổng công ty trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
  • Để tạm ứng thực hiện hợp đồng thì nhà thầu phải nộp Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng: Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

4. Mẫu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Mẫu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là hình thức ràng buộc mang tính pháp lý để nhà thầu không vi phạm hợp đồng đồng, không vi phạm tiến độ thực hiện hợp đồng và đảm bảo nhà thầu sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích với thời gian tạm ứng bằng thời gian thực hiện hợp đồng.

Các bạn có thể tham khảo mẫu này Tại đây

5. Bảo lãnh tạm ứng bằng cách nào?

Khoản 4 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng, có quy định bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:

a) Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

b) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.

c) Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

6. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng mua sắm

Quy định bảo lãnh tạm ứng gói thầu mua sắm hàng hóa như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

  • Theo Khoản 2, Điều 92 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức tạm ứng phù hợp.
  • Trong hợp đồng phải nêu rõ về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, thu hồi tạm ứng; trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạm ứng; thu hồi giá trị của bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng mục đích.
  • Ngoài ra, tạm ứng và bảo lãnh tạm ứng được hướng dẫn tại Mục 15 Chương VI Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7. Phí bảo lãnh tạm ứng

Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Phí bảo lãnh tạm ứng

Khoản 5 điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định:

Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết (bao gồm cả dự phòng nếu có), trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ; mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:

a) Đối với hợp đồng tư vấn:

- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng.

- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng.

b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng.

- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.

- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.

d) Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại Điểm a, b, c Khoản này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

đ) Tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.

Số tiền bảo lãnh tạm ứng trên phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, có hiệu quả, không thể tạm ứng nhưng không sử dụng hay sử dụng không đúng mục đích và đối tượng theo hợp đồng đã ký kết.

8. Thời hạn bảo lãnh tạm ứng

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng?

Căn cứ theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP của chính phủ quy định cụ thể về thời hạn bảo lãnh tạm ứng như sau:

  • Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và trong văn bản bảo lãnh tạm ứng.
  • Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hết thời hạn, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục gia hạn bảo lãnh tạm ứng và gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi về thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Bảo lãnh tạm ứng. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 14.177
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Lan
    Trần Lan

    Thông tin bổ ích

    Thích Phản hồi 21/07/22
    • Lê Anh Dũng
      Lê Anh Dũng

      Hữu ích

      Thích Phản hồi 21/07/22
      • Thái Nguyễn
        Thái Nguyễn

        Bổ ích

        Thích Phản hồi 21/07/22