Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là? Liệu thắp hương thờ cúng tổ tiên có phải là mê tín dị đoan hay không? Hiện nay vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa những khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ cung cấp thông tin và giải đáp chi tiết những vấn đề trên. Mời bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc gì, xin để lại ý kiến tại phần bình luận, HoaTieu sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng.

1. Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

Câu hỏi: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

  • A. Tôn giáo.
  • B. Tín ngưỡng.
  • C. Mê tín dị đoan.
  • D. Truyền giáo

Đáp án: B. Tín ngưỡng là đáp án đúng.

Lý giải:

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (hay còn được gọi là đạo ông bà) là tục lệ thờ cúng tổ tiên đã qua đời của nhiều dân tộc châu Á, đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa, văn hóa Triều Tiên và Văn hóa Đông Nam Á.

Nhiều người Việt Nam, ngoài tôn giáo của mình thường thờ cúng cả tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng, nhưng không phải là một tôn giáo mà là do lòng thành kính của người Việt đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong phong tục Việt Nam.

2. Tôn giáo là gì?

Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo.

Có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, nhưng khoảng 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất, đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và các dạng tôn giáo dân gian.

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng.

Đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào. Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấy mang lại sự thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của người Việt là tính ứng dụng. Tôn giáo là để phục vụ nhu cầu cần thiết, trực tiếp của họ trong cuộc sống.

3. Tín ngưỡng là gì?

Hình ảnh trong lễ giỗ tổ Hùng Vương.
Hình ảnh trong lễ giỗ tổ Hùng Vương.

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian. Tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.

Vì là quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng nên tín ngưỡng của người Việt rất đa dạng và phong phú, có thể kể đến như tín ngưỡng thờ cây, thờ người, thờ các bậc thánh nhân, thờ động vật, thờ tổ tiên ông bà, thờ mẫu...

4. Mê tín dị đoan là gì?

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi...

5. Thắp hương thờ cúng tổ tiên có phải mê tín dị đoan?

Như đã đề cập tại phần 1 thì thắp hương thờ cúng tổ tiên không phải là mê tín dị đoan mà là tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên đã mất.

Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông bà. Người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng ngày mất. Họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất.

Ngày xưa khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn—khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất—theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước-Lửa (âm dương) và Trời - Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.

Đây là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, luôn nhớ về gốc gác và biết ơn đấng sinh thành của mình.

Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Học tập, Là gì? mảng Tài liệuHỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 509
0 Bình luận
Sắp xếp theo