Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương 2024

Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương 2024. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập ngày nay được đặt ra càng cấp thiết. Bản thân mỗi công dân đều có trách nhiệm chung trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương mình.

Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi người dân qua bài viết dưới đây. Nội dung chính của bài viết đề cập đến việc học sinh, sinh viên cần làm gì để giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; liên hệ bản thân về xây dựng văn hóa, con người; liên hệ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở địa phương... Mời các bạn cùng tham khảo.

Đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội.
Đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội.

Bản sắc văn hoá dân tộc là gì?

Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể những giá trị văn hoá, bền vững, phản ánh những diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn,… của một dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành, hun đúc, bổ sung và lan toả từ trong lịch sử dân tộc, trở thành những tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.

Bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện qua bản chất văn hoá, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan; thể hiện qua cách tư duy, lối sống lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người; thể hiện qua những phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn hoá nghệ thuật,…

Vì thế bản sắc văn hoá dân tộc thường được thể hiện rất đa dạng và phong phú trong đời sống con người chúng ta, xuất phát từ trong tư duy đến thể hiện ra bên ngoài bằng những hiện vật, hành động, lời nói. Bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi khu vực sẽ đem lại dấu ấn khó phai đối với người bạn nước ngoài khi ghé thăm. Họ sẽ được thưởng thức và khám phá những văn hoá mới lạ, chiêm nghiệm chúng. Từ đó đất nước ta được nhiều bạn bè quốc tế biết đến với những nét văn hoá độc đáo và thu hút.

Bởi vậy trong thời đại ngày nay thì bản sắc văn hoá dân tộc cần được vun đắp, gìn giữ và phát triển thật mạnh mẽ. Trách nhiệm của những thế hệ học sinh, sinh viên càng quan trọng hơn khi phát triển đất nước nhưng cũng cần gìn giữ lại những nét độc đáo, riêng biệt của dân tộc ta tránh bị hoà tan vào những điều mới mẻ của thế giới.

1. Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương

Đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đúng với khẩu hiệu của chúng ta trong thời đại ngày nay: Hòa nhập chứ không hòa tan, chúng ta hội nhập với sự phát triển của thế giới nhưng song song với đó vẫn giữ được những nét truyền thống, nét đặt trưng của dân tộc.

Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền văn hóa dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó đồng nghĩa với việc giao lưu hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa.

Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian. Mỗi thế hệ, mối tầng lớp, mỗi đối tượng cần chủ động thực hiện những công tác phù hợp để gìn giữ và lan toả về những truyền thống tốt đẹp của người Việt.

Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.

2. Sinh viên cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Sinh viên cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi Sinh viên cần làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào Hội.

Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước do đó có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhất là trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu như hiện nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Hiện nay nhiều nguồn văn hóa đang du nhập vào nước ta khiến nhiều người dần thay đổi nhận thức và đánh mất đi những bản sắc, giá trị dân tộc. Hơn lúc nào hết, lúc này chúng ta, nhất là thế hệ trẻ phải "xung kích" để bảo vệ những giá trị tinh thần lớn lao ấy, để đất nước chúng ta vẫn giữ nguyên được bản sắc, hòa nhập chứ không hòa tan.

Thế hệ trẻ là mũi nhọn của đất nước trước sự "xâm lược" của văn hóa độc hại. Những người trẻ là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để phát huy vai trò, sức mạnh của mình, thế hệ trẻ nên trau dồi kiến thức về văn hóa dân tộc, lên án những hành vi sai trái làm suy đồi đạo đức, văn hóa, tuyên truyền những thông tin chính thống, đúng đắn cho mọi người và phải rèn luyện lối sống tốt đẹp, bảo lưu những giá trị tinh thần của dân tộc.

Thế hệ trẻ là thế hệ sẽ tiếp nối, xây dựng đất nước, chính vì vậy, hơn ai hết họ phải nhận thức, hiểu được tầm quan trọng của những nét đặc sắc văn hóa, bản sắc dân tộc. Hi vọng rằng giới trẻ sẽ thực hiện được lời dạy của Bác Hồ, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

4. Dàn ý trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Dưới đây là dàn ý để trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc HoaTieu xin gửi đến bạn đọc:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Thân bài:

+ Giải thích những khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

+ Nêu vai trò, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Bình luận về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Nội dung bình luận này các bạn có thể tham khảo phần 3 trong bài viết này.

+ Bài học nhận thức rút ra. Trả lời câu hỏi cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ( câu hỏi này được giải đáp chi tiết tại phần 4 của bài viết).

- Kết bài: tổng kết lại bài viết, liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

5. Làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

5.1. Một số biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

Biện pháp giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc nêu dưới đây là những biện pháp thiết thực, các cơ quan, tổ chức cần linh hoạt áp dụng trong địa phương để thực hiện:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với quảng bá du lịch. Từ đó khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc đối với di sản văn hóa tốt đẹp của cộng đồng mình bằng các hoạt động như: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nếp sống văn hoá mới ở các bản, làng, gia đình, dòng họ; xây dựng hình ảnh đẹp, ấn tượng trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục lạc hậu, các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng; xây dựng các tổ, đội văn nghệ ở các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, trường học, điểm dân cư tại các bản; thường xuyên tổ chức, giao lưu văn hoá các dân tộc nhân các ngày lễ, hội.

Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy sự chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, thống kê toàn bộ các loại hình văn hóa, như văn hóa vật thể như: kiến trúc nhà ở, dụng cụ lao động sản xuất, đồ gia dụng, phương tiện vận chuyển, nhạc cụ,...); văn hóa phi vật thể như: truyện kể, văn thơ (truyền miệng, chữ viết…), địa chí, hương ước, ca dao, tục ngữ, câu đố, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, ca múa nhạc, dân ca, trò chơi, ẩm thực, các nghề thủ công truyền thống, lịch sử của địa phương và từng địa danh...

Bốn là, tập trung quy hoạch bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với xây dựng hệ thống du lịch ở các địa phương một cách đồng bộ và khoa học, để các hoạt động này nhanh chóng trở thành những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, làng, bản, làm cho đời sống văn hoá ở địa phương ngày càng phong phú.

Năm là, huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, cộng đồng dân cư, nguồn hỗ trợ để đầu tư bảo tồn bản sắc văn hóa, gắn với sản phẩm đặc trưng du lịch, kêu gọi các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh các điểm thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện.

5.2. Hành động thực tế tôn vinh, giữ gìn văn hóa dân tộc

Thực tế cho thấy, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và triển khai các hoạt động thiết thực để bảo lưu, phát huy những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc được hiệu quả hơn thì trong thời gian tới, cần có cơ chế, chính sách phù hợp để đẩy mạnh việc sáng tạo các hình thức tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Cùng với đó là có cơ chế đặc thù đối với những nghệ nhân, những người làm công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống ở cơ sở; khen thưởng kịp thời đối với những nghệ nhân phục dựng thành công các giá trị văn hóa của địa phương nhằm ghi nhận những cống hiến đối với sự nghiệp gìn giữ, phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Chú trọng thành lập các câu lạc bộ dân ca, dân vũ tại cộng đồng vừa để bảo tồn, phát huy, truyền dạy cho thế hệ trẻ, vừa là kênh để tập hợp những người am hiểu, đam mê làm đầu mối trong việc thực hành, truyền dạy, khi cần có thể tập hợp để phục vụ du lịch, phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ của cộng đồng, địa phương.

Như vậy có thể thấy để truyền thống văn hoá dân tộc được giữ gìn cần có sự quan tâm, hỗ trợ của những cơ quan chính quyền nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy tinh thần văn hoá dân tộc trong nhân dân. Từ đó nhân dân có khả năng phát huy, gìn giữ những nét đẹp văn hoá độc đáo của địa phương mình, tạo nên một đất nước phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan vấn đề Liên hệ trách nhiệm bản thân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho bạn đọc để tăng thêm hiểu biết, giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng hay khi làm các bài thu hoạch, bài kiểm tra... Nhớ theo dõi HoaTieu.vn thường xuyên để nhận thêm những thông tin, tài liệu mới nhất nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
132 162.688
0 Bình luận
Sắp xếp theo