Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì?

Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì? Biểu hiện của hiện tượng tha hóa con người là gì? Chúng ta thường hay nói với nhau "con người giờ tha hóa quá", nhưng mọi người có biết thực chất của hiện tượng tha hóa là gì?

1. Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì?

C.Mác cho rằng: tha hóa là một hiện thực có thật, một hiện trạng thực tế trong xã hội và có cơ sở kinh tế của nó. “Chúng tôi đã xuất phát từ một sự kiện kinh tế - sự tha hóa của công nhân và của sản phẩm của công nhân. Chúng tôi đã nêu lên khái niệm của cái thực tế này: lao động bị tha hóa. Chúng tôi đã phân tích khái niệm đó. Như thế là đã phân tích một sự kiện của kinh tế”. Và cũng theo C.Mác, để giải thích, nghiên cứu về tha hóa thì: “Không thể lại dùng những khái niệm khác, không thể lại dùng “tự ý thức”, hoặc những cái nhảm nhí tương tự như thế được, mà phải xuất phát từ toàn bộ phương thức sản xuất và giao tiếp hiện đang tồn tại, phương thức sản xuất và giao tiếp này không phụ thuộc vào khái niệm thuần túy, cũng như việc phát minh ra máy dệt tự động và việc sử dụng đường sắt không phụ thuộc vào triết học Hêghen”

Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, thực chất của sự tha hóa là:

Tha hóa là quá trình con người đã trở thành không phải chính mình.

Tha hóa là một hiện tượng xã hội:

Nói cách khác,nội dung của phạm trù tha hóa chỉ phản ánh và thể hiện những cái, những hiện tượng, những quá trình có liên quan đến con người và xã hội loài người.

Tha hóa với tư cách là quan hệ xã hội là “quan hệ kép”. Một mặt, đó là quan hệ của người lao động với chính lao động của anh ta và mặt khác, là quan hệ của hành vi lao động với sản phẩm lao động của anh ta. C.Mác lý giải: “Chúng ta đã xét một mặt, xét lao động bị tha hóatrong quan hệ của nó với bản thân người công dân, nghĩa là quan hệ của lao động bị tha hóa với bản thân nó. Chúng ta đã tìm thấy quan hệ sở hữu của con người - không - phải - công - nhân với người công nhân và với lao độngvới tính cách là sản phẩm hay kết quả tất nhiên của quan hệ đó. Sở hữu tư nhân, với tính cách là biểu hiện vật chất khái quát của lao động bị tha hóa, bao gồm hai quan hệ: quan hệ của công nhân với lao động, với sản phẩm lao động của mình và với người - không - phải - công - nhân, và quan hệ của người - không - phải - công - nhân với người công nhân và với sản phẩm lao động của người công nhân”

Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì? 

Tư tưởng coi tha hóa là một loại quan hệ xã hội được V.I.Lênin đánh giá rất cao, cho là hết sức đặc sắc và độc đáo: “Vì nó vạch rõ C.Mác đã tiến gần như thế nào đến tư tưởng cơ bản của toàn bộ “hệ thống” của ông, sit venia verbo, - tức là tư tưởng về những quan hệ sản xuất xã hội”

Tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, do nhiều nguyên nhân, đã trở thành cái khác xa lạ, đứng lên trên con người và xã hội loài người; quay trở lại chi phối, nô dịch con người và xã hội loài người.

“Sự tha hóa thể hiện ở chỗ, - C.Mác viết -, tư liệu sinh hoạt của tôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôi là vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khác với bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa ra là một cái khác nào đó và cuối cùng - điều này cũng đúng cả đối với nhà tư sản, - lực lượng không phải người nói chung thống trị tất cả”

Như vậy, tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, song trong những điều kiện và hoàn cảnh bất thuận đã trở thành cái xa lạ, quay trở lại chi phối, thống trị con người và xã hội loài người.

2. Biểu hiện của sự tha hóa con người

Hoatieu.vn đưa ra một số biểu hiện của sự tha hóa con người như sau:

  • Dùng tiền để xác định mọi giá trị khác trong đời sống xã hội:

Đây là một hiểm họa của kinh tế thị trường. Một khi người ta có thể dùng tiền mua bán mọi thứ thì phẩm giá con người sẽ bị chà đạp nghiêm trọng. Tiền có nguy cơ trở thành lực lượng thống trị làm tha hóa con người, khi ma lực của đồng tiền càng lớn thì khả năng nó phá hoại những mối quan hệ tinh thần, đạo đức giữa con người ngày càng lớn “sự lấn át của đồng tiền có sức vùi dập, bóp chết cả những gì thuộc về tinh thần và giá trị tinh thần"

  • Sự giàu có nhanh chóng của một số người này so với một số người khác tác động mạnh đến môi trường liên nhân cách và liên văn hóa.

Hành vi kiếm tiền quá dễ dàng của một số người làm thang giá trị đạo đức bị đảo lộn từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Chính điều này đã góp phần dẫn đến tình trạng tha hóa đạo đức ở một bộ phận người dân

  • Hiện tượng coi lợi ích vật chất là trên hết, dẫn đến nhiều lĩnh vực xã hội quan trọng bị thương mại hóa như giáo dục, y tế,…

Việc thương mại hóa đó sẽ dẫn đến thủ tiêu cơ hội học tập, cơ hội được chăm sóc sức khỏe của người nghèo bởi giá cả ngày càng cao của các dịch vụ. Chỉ có người giàu mới được học tập, chữa bệnh ở những nơi có điều kiện phục vụ tốt. Thực tế đã tạo ra sự phân tầng xã hội trong việc hưởng thụ các dịch vụ xã hội và hệ quả của sự thương mại hóa là sự suy thoái đạo đức xã hội “tính chất thương mại hóa bởi đồng tiền, bởi sự trao đổi, mua bán sòng phẳng, lạnh lùng kiểu thị trường đã làm vẩn đục bầu không khí đạo đức xã hội”.

  • Lối sống của một bộ phận thanh niên, trí thức hiện nay đang có hiện tượng lệch chuẩn.

Đó là lối sống sùng bái vật chất, cá nhân vị kỷ, thực dụng, sống trụy lạc, ưa dùng bạo lực đang được truyền bá khắp nơi thông qua công nghệ thông tin hiện đại (internet, công cụ kỹ thuật số). Hậu quả của nó là xuất hiện những khuynh hướng không lành mạnh trong quan hệ nam nữ, đó là khuynh hướng tự do sinh hoạt tình dục, sống thử, đề cao khoái lạc vật chất, dẫn đến những kiểu lệch lạc tình dục, vi phạm nguyên tắc luân lý sơ đẳng của truyền thống dân tộc. Và cũng chính công nghệ thông tin hiện đại làm cho người ta giao tiếp kém hơn, tư duy kém, tự kỷ và sống ảo nhiều hơn. Hơn nữa, với phương tiện kết nối internet ai cũng mải mê giao tiếp với người trên mạng hơn bạn bè, người thân bên cạnh mình. Khi không có sự giao tiếp thật sự, người ta càng ngày càng xa cách, không hiểu nhau; bố mẹ không hiểu con cái, vợ chồng không hiểu nhau, bạn bè trở nên xa lạ. Đó là lý do làm đảo lộn các giá trị đạo đức trong gia đình: con cái cãi lời cha mẹ, cuộc sống vợ chồng nhiều mâu thuẫn, ly hôn ngày càng gia tăng.

  • Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng.

3. Ví dụ về hiện tượng tha hóa của con người

Phúc XO, Khá Bảnh... đều có thể trở thành ví dụ về hiện tượng tha hóa của con người khi những chuẩn mực đạo đức, lối sống của họ đã bị chi phối bởi những điều tiêu cực và trở nên lệch chuẩn.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 21.690
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm