Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến
Cuộc thi Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến hiện đang được tỉnh Hà Nam phát động. Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - người chiến sĩ cộng sản kiên trung, tài năng, người con ưu tú của quê hương Hà Nam.
Thi Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến
1. Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đợt 1
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến - Người con ưu tú của quê hương Hà Nam.
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, tại làng Lũng Xuyên, tổng Yên Khê, huyện Duy Tiên (nay thuộc phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Với truyền thống yêu nước của gia đình, đồng chí sớm giác ngộ cách mạng và tham gia thành lập chi hội Việt Nam cách mạng.
Cuộc đời cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được thể hiện như sau:
Năm 1929, chi bộ Ðông Dương Cộng sản đảng tỉnh Hà Nam được thành lập, Nguyễn Hữu Tiến là đảng viên của chi bộ này. Tháng 9-1930, hội nghị Ðảng của tỉnh Hà Nam họp ở Lũng Xuyên, Nguyễn Hữu Tiến được bầu làm Ủy viên BCH lâm thời, sau đó là Ủy viên chính thức, rồi lại được bầu làm Phó Bí thư Ðảng bộ tỉnh. Tháng 4-1931, Nguyễn Hữu Tiến lên Hà Nội họp để bầu Xứ ủy Bắc kỳ thì bị địch bắt. Ông bị chúng giam ở Hà Nội, Sơn La, đến ngày 5-12-1933, địch đày Nguyễn Hữu Tiến ra Côn Ðảo, giam ở banh 1. Tại đây ông được tổ chức bố trí cho vượt biển, lần thứ nhất không thành, lần thứ hai vào đêm 30-4-1935, ông đã vượt ngục thành công, về tới đất liền và tiếp tục hoạt động cách mạng ở vùng Hậu Giang, Mỹ Tho, Sài Gòn - Gia Ðịnh...
Trong những năm 1936 - 1940 Nguyễn Hữu Tiến hoạt động cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Ðăng Lưu, Tạ Uyên... Ông được bầu vào Xứ ủy Nam kỳ phụ trách công tác tuyên truyền. Tại đây, ngoài việc in ấn truyền đơn cho cuộc khởi nghĩa, ông còn tập trung vẽ hình mẫu lá cờ đỏ sao vàng để đến gần ngày khởi nghĩa, Xứ ủy Nam kỳ đã quyết định dùng lá cờ này cho cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ. Nhưng Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, bị địch dìm trong biển máu, hàng trăm cán bộ lãnh đạo và quần chúng yêu nước bị địch bắt tù đày, xử bắn hoặc bị thủ tiêu.
6 giờ sáng ngày 28-8-1941, địch đưa đến trường bắn gần bệnh viện huyện bốn người là Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập và Nguyễn Hữu Tiến. Khi bị dẫn vào cột bắn Nguyễn Hữu Tiến đã yếu lắm rồi vì trước đó chúng tra tấn ông rất dã man. Ở các trường bắn khác, hàng chục chiến sĩ cách mạng cũng đã anh dũng hy sinh. Sau đó, địch cho chở xác các đồng chí đi chôn cất ở một nơi bí mật.
Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự ra đời của lá quốc kỳ Việt Nam: đồng chí cùng với các đồng chí khác trong Xứ ủy chỉ đạo và tổ chức thiết kế lá cờ đỏ sao vàng năm cánh.
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là tấm gương đạo đức sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản, là biểu tượng của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam, kiên trung, bất khuất.
2. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến xuất thân trong thành phần gia đình nào?
Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến xuất thân trong gia đình là nhà nho yêu nước tại làng Lũng Xuyên, tổng Yên Khê, huyện Duy Tiên (nay là tô dân phố Lũng Xuyên, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên).
Thuở nhỏ, Nguyễn Hữu Tiến theo cha là Nguyễn Hữu Lập ra Kiến An (Hải Phòng) học và tốt nghiệp tiểu học. Chính gia đình là cái nôi cho lòng yêu nước của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến. Ông được giáo dục về tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước và chịu ảnh hưởng thơ văn của Phan Bội Châu, nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục,... cùng những trải nghiệm trong cuộc sống.
Những điều đó đã nuôi dưỡng lên lòng yêu nước sâu sắc trong lòng Nguyễn Hữu Tiến, tạo nên một Xứ ủy viên Nam Kỳ, một chiến sĩ cộng sản, một người con ưu tú của quê hương Hà Nam.
3. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến mở trường tư dạy học ở đâu?
Năm 1924, sau khi cha qua đời, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến mở trường tư dạy học ở chính quê nhà làng Lũng Xuyên, tổng Yên Khê, huyện Duy Tiên (nay là tô dân phố Lũng Xuyên, phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên) của mình. Với lối sống vui vẻ, hòa nhã, Nguyễn Hữu Tiên đã truyên lòng yêu nước và gây dựng được sự cảm mến với mọi người, đặc biệt là với học trò và thanh niên.
Nhờ phần tình cảm đó mà dường như những bài tuyên truyền khích lệ tinh thần yêu nước trong nhân dân bằng nhiều hình thức, sáng tác thơ ca khắng định trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước đã được đông đảo các thanh niên trong huyện đón nhận và khắc ghi.
4. Cuộc thi Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến
Cuộc thi Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến góp phần giáo dục truyền thống chách mạng cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, học sinh và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Từ đó khơi dậy lòng tự hào về quê hương, đất nước, củng cố niềm tin đối với Đảng, Bác Hồ và tri ân các chiến sĩ cộng sản tiền bối của Đảng
Cuộc thi "Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến – người chiến sĩ cộng sản kiên trung, tài năng, người con ưu tú của quê hương Hà Nam” được tổ chức theo 2 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 26/4/2021 đến ngày 01/6/2021: Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các cấp, nộp bài trước ngày 25/5/2021.
Đợt 2: Từ ngày 26/4/2021 đến ngày 28/8/2021: Đối với cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân, nộp bài trước ngày 30/7/2021
Trên đây là Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp đồng chí Nguyễn Hữu Tiến mà Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- Đáp án thi CNVCLĐ sáng suốt lựa chọn người tài đức để xây dựng đất nước.
- Đáp án thi Chọn người tiêu biểu đức tài của nhân dân 2021 tuần 4
- Đáp án tham khảo cuộc thi tiếng Anh Star Award 2021
- Tại sao pháp luật lại hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử?
- Công dân đủ bao nhiêu tuổi mới được đi bầu cử?
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
(2024) Sáng tác một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách
-
Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến Vĩnh Phúc 2023
-
Bài thu hoạch cảm tình Đảng năm 2024 (9 mẫu)
-
Sáng tác 01 thông điệp có độ dài 500 chữ có ý nghĩa về tổ chức Công đoàn Việt Nam
-
Đáp án tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số Thành phố Thuận An 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Lịch sử Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Những mẩu chuyện về sinh nhật Bác hay nhất
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam và Lào 2022
Đáp án cuộc thi tìm hiểu về Thanh Chương - Tuần 2
Trao đổi một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp 1
Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu Quy hoạch tỉnh Bắc Giang 2022