Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại?

Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại? Cùng một loại sao con non lại có hại trong khi con trưởng thành lại vô hại? Những chú bướm xinh đẹp tưởng chừng như vô hại với mùa màng cây cối thế nhưng chúng cũng có một thời quá khứ "ăn chơi" khiến người nông dân phải đau đầu tìm cách tiêu diệt. Vậy nguyên nhân là vì sao?

Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nguyên nhân Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại?

1. Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại?

Sâu bướm phá hoại mùa màng do sâu bướm thiếu enzim tiêu hóa xenlulozo nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thấp vì vậy sâu bướm cần ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Sâu bướm chủ yếu ăn những loại lá rau mà con người trồng nên sâu bướm chính là loài phá hoạt mùa màng.

Sâu bướm trưởng thành không gây hại cho cây cối, mùa màng vì bướm trưởng thành có enzim tiêu hóa sacarozo, và cần năng lượng ít nên bướm chỉ hút mật hoa chứ không cần ăn nhiều lá cây, nên không gây hại. Ngoài ra Bướm trưởng thành còn là nhân tố giúp cho cây giống được thụ phấn tốt hơn.

2. Tại sao sâu bướm phá hoại cây trồng nghiêm trong hơn bướm trưởng thành?

Như đáp án ở câu trên thì sâu bướm là giai đoạn chúng ăn nhiều lá cây khiến mùa màng bị phá hoại, nhiều giống cây trồng của con người còn không thể thu hoạch. Còn bướm thì chúng chỉ hút mật hoa, không gây hại cho cây trồng.

Tuy nhiên để đảm báo sâu bướm không gây hại thì con người thường sử dụng biện pháp ngăn chặn chúng sinh sôi từ khi là bướm trưởng thành.

3. Tại sao bướm không phá hoại mùa màng nhưng người ta vẫn tiêu diệt bướm?

Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại?

Như đã phân tích tại mục 1 bài này, bướm trưởng thành không gây hại cho mùa màng nhưng người ta vẫn tiêu diệt bướm vì:

  • Bướm không phá hoại mùa màng nhưng lại sinh ra sâu non
  • Sâu non có tốc độ phá hoại ghê gớm vì chúng cần tích lũy năng lượng cho giai đoạn sau
  • Mỗi con bướm có thể sinh ra rất nhiều sâu non
  • Tiêu diệt bướm để giảm số lượng sâu nở ở thời gian tiếp theo

4. Vòng đời phát triển của bướm

Để trở thành chú bướm xinh đẹp đầy màu sắc thì những con bướm cũng phải trải qua sự biến đổi.

Bướm trải qua kiểu biến đổi hoàn toàn gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Cụ thể:

  • Trứng: bướm bắt đầu cuộc đời trong một quả trứng, trứng thường được bướm mẹ đẻ trên lá.
  • Ấu trùng: ấu trùng (sâu bướm) nở ra từ trứng và ăn lá và hoa (hầu như liên tục). Chúng sẽ lột da nhiều lần để phát triển cơ thể cho đến khi nó sẵn sàng hóa nhộng/tạo kén.
  • Tạo kén: giai đoạn này có vẻ chúng đang nghỉ ngơi trong kén, nhưng thực ra bên trong đang có sự biến đổi cơ thể rất mạnh.
  • Trưởng thành: một con bướm với đôi cánh rộng sặc sỡ chui ra khỏi cái kén. Nó chưa thể bay ngay mà phải phơi mình hàng giờ để cơ thể khô cứng lại và bắt đầu cuộc hành trình của mình.

5. Sơ đồ chu trình sinh sản của bướm

Sơ đồ chu trình sinh sản của bướm

Như vậy, để phát triển thành bướm phải trải qua các giai đoạn như sơ đồ trên.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng trong khi bướm trưởng thành không gây hại?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các  bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
10 15.548
0 Bình luận
Sắp xếp theo