Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa di sản văn hóa?
Tìm hiểu về di sản văn hóa?
Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa của di sản văn hóa? Tất cả những sản phẩm có giá trị về tinh thần, văn hóa và cả những công trình kiến trúc nổi tiếng đều thuộc về di sản văn hóa. Hoatieu.vn xin chia sẻ với quý bạn đọc trong bài viết dưới đây.
1. Di sản văn hóa là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ta thường hay thấy những di tích cổ đã có từ xa xưa, hay những phong tục tập quán mang nét đặc trưng riêng, những địa điểm nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở, báo đài hoặc ngay tại nơi chúng ta đang sinh sống.
Những thứ từ khi chúng ta sinh ra đã tồn tại trước đó từ lâu đời mà bao thế hệ đã đồng hành và tiếp nối cho tương lai. Đó gọi là di sản văn hóa.
2. Khái niệm di sản văn hóa?
Di sản văn hóa là những vật thể và phi vật thể có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học được truyền từ đời này qua đời khác. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Di sản văn hóa được quy định tại Điều 1 Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH như sau:
Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ý nghĩa di sản văn hóa?
Di sản văn hóa quốc gia thuộc sở hữu và quản lý của Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Điều 6 Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH quy định:
Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước.
Di sản văn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người và xã hội hiện nay. Đối với con người thì di sản văn hoá mang ý nghĩa to lớn về giá trị tinh thần, văn hoá của dân tộc ta. Những giá trị này được hình thành và gìn giữ từ xưa. Còn đối với xã hội là tài sản vô giá, góp phần làm giàu cho kho tàng di sản văn hoá của nhân loại.
Không những thế di sản văn hoá còn đem lại cho xã hội ngày nay nhiều giá trị về du lịch văn hoá phát triển. Vì ngày nay con người mong muốn tìm hiểu về những di sản văn hoá độc đáo mang trong mình những câu chuyện về thời xa xưa của con người. Khi đất nước ta có đa dạng về di sản văn hoá thì ngành du lịch văn hoá phát triển từ đó cũng đem lại cho con người nhiều giá trị kinh tế về ngành du lịch.
4. Di sản văn hóa bao gồm mấy loại?
Di sản văn hóa được chia thành 3 loại bao gồm:
- Di sản văn hóa vật thể: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, di vật. Ví dụ: Thành Nhà Hồ, Trống đồng Đông Sơn, 82 bia Văn Miếu Quốc Tử Giám,...
- Di sản văn hóa phi vật thể: tiếng nói, chữ viết, các loại nghệ thuật trình diễn dân gian. Ví dụ: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, ca trù, hát xoan Phú Thọ,...
- Di sản văn hóa hỗn hợp: là di sản thế giới kép, đáp ứng đủ cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Ví dụ: quần thể di thắng Tràng An - Ninh Bình
5. Đặc trưng của di sản văn hoá
Di sản văn hoá kiến tạo phát triển: Nước ta có nhiều di sản văn hoá trải dài khắp đất nước. Những di sản văn hoá được hình thành và phát triển khác nhau tạo nên sự đa dạng về di sản văn hoá và nét đặc trưng của mỗi vùng miền. Từ đó cũng tạo nên những đặc trưng của du lịch Việt Nam. Di sản văn hoá giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, bởi những công trình vĩ đại được xây dựng từ ngàn năm đến các nét đẹp bình yên của vùng quê Việt Nam.
Di sản văn hoá là nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển: Di sản văn hoá là những di sản quý báu của dân tộc ta, có những nét đặc trưng riêng. Những nét đặc trưng về văn hoá giúp con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế không bị hoà tan. Bởi những giá trị văn hoá của Việt Nam được lan toả với thế giới và được thế giới công nhận. Từ đó cũng giúp cho bạn bè quốc tế mong muốn được tham quan, tìm hiểu những giá trị đó của Việt Nam và tạo nên sự phát triển về du lịch kéo theo dịch vụ khách sạn, nhà hàng,.... giúp nước ta phát triển về kinh tế.
Sở hữu và quản lý: Nhà nước thống nhất di sản văn hoá sở hữu toàn dân nhằm giúp bảo vệ di sản văn hoá tránh những tác động xấu giúp khai thác chúng hiệu quả.
6. Tầm quan trọng của bảo vệ di sản văn hoá
Bảo vệ di sản văn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc. Đây là công việc của toàn dân và nhà nước tạo nên sự quản lý chặt chẽ bảo vệ di sản văn hoá. Vì thời kỳ hội nhập kinh tế và sự thay đổi không ngừng của thời đại sẽ có thể khiến di sản văn hoá dần bị mai một. Khiến cho di sản văn hoá biến tướng hoặc mất đi. Vậy bảo vệ di sản văn hoá là điều cần thiết.
Bảo vệ di sản văn hoá còn bảo vệ cơ sở văn hoá cho thế hệ sau phát triển, vì những thế hệ sau cần biết về những văn hoá đi trước để tiếp nối và phát huy chúng thật mạnh mẽ trong thời đại mới. Bảo vệ di sản văn hoá còn là bảo vệ chính những kinh nghiệm công sức của cha ông ta từ xưa, không để những công sức đó bị mai một đi, đây cũng là cách thể hiện tinh thần yêu nước của người dân.
7. Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến di sản văn hoá
Những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến di sản văn hoá là:
- Hành vi chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử, văn hoá, danh làm thắng cảnh.
- Hành vi huỷ hoạt hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá như hành động thực hành nội dung di sản sai lệch; đưa yếu tố mới không phù hợp vào di sản; lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hoá để trục lợi;….
- Hành vi đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lần chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc hoa bất hợp pháp.
- Lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hoá để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
- Hành vi đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa di sản văn hóa? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Xem thêm:
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Địa danh nào được in trên tờ tiền cotton 50.000 VNĐ? Giải mã địa danh được in trên các tờ tiền Việt Nam
Nguyễn Ai Quốc viết tác phẩm Lịch sử nước ta vào năm nào?
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn
Tonkin là tên gọi của địa danh nào thời nhà Lê? Tên gọi địa danh xưa

Mới nhất trong tuần
-
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
-
Em hãy sưu tầm một số quy tắc hoặc công cụ hỗ trợ quản lí tài chính cá nhân hiệu quả
-
Viết một công trình sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương em và ý nghĩa của công trình
-
Câu tục ngữ bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói đến điều gì
-
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Lai Châu 2023

Học tập
-
Quy tắc chính tả i và y
-
Điểm chuẩn trường Đại học Thái Nguyên 2023
-
Chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?
-
Trong thế giới sống, loại tế bào nào lớn nhất và loại tế bào nào nhỏ nhất? Sinh học 6
-
Theo em học sinh có trách nhiệm gì trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?