Sinh hoạt công dân đầu khoá là gì?
Sinh hoạt công dân đầu khoá là gì? Các hoạt động sinh hoạt nhằm tổ chức, giáo dục và bàn bạc, đánh giá về một vấn đề nào đó trong một đơn vị. Thông thường hoạt động sinh hoạt sẽ diễn ra thường xuyên trong đơn vị lớp học. Vậy với sinh hoạt công dân đầu khoá là gì? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung sinh hoạt công dân đầu khóa 2024
1. Sinh hoạt công dân đầu khoá là gì?
1.1. Tuần sinh hoạt công dân là gì?
Sinh hoạt công dân đầu khoá là hoạt động được tổ chức vào đầu khóa để phổ biến, vận động và tăng cường nhận thức của sinh việc trong trách nhiệm quyền lợi của mình. Hoạt động sinh hoạt công dân được tổ chức định kỳ vào thời gian đầu của mỗi khóa học mới với sinh viên bắt đầu học tập ở trường đại học.
Đây thực chất là một hoạt động chính trị được thực hiện nhằm giáo dục các sinh viên về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó giúp sinh viên hiểu được quyền, nghĩa vụ, ý thức, trách nhiệm của sinh viên với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Hơn hết trong tuần sinh hoạt này còn phổ biến cho sinh viên về các quy chế, quy định đào tạo, các chế độ, chính sách khen thưởng và công tác kỷ luật đối với sinh viên vi phạm.
Vì vậy tuần sinh hoạt công dân đầu khoá khá quan trọng đối với sinh viên và học sinh, để nắm bắt được các quy định, quy chế trong quá trình học tập tại trường và hiểu được trách nhiệm của bản thân khi là một công dân.
1.2. Tại sao phải tổ chức tuần sinh hoạt công dân?
Việc tổ chức hoạt động "Tuần lễ sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên" được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại công văn của từng năm học. Đây là hoạt động tổ chức định kỳ nhằm trang bị những kiến thức cần thiết cho sinh viên khi mới nhập học đại học bao gồm:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thành phố nơi trường đặt trụ sở.
- Trang bị đầy đủ, kịp thời một số thông tin cơ bản và cần thiết về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế.
- Hiểu rõ và vận dụng các quy chế, quy định đào tạo, rèn luyện của nhà trường và Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Giúp sinh viên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm công dân - sinh viên thông qua tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quy chế, quy định về đào tạo, về công tác tuyển sinh của nhà trường, phương hướng nhiệm vụ trong năm học.
Trên cơ sở những kiến thức được tiếp thu tại các buổi học, sinh viên hiểu được trách nhiệm của bản thân, lên kế hoạch học tập và rèn luyện chi tiết cho bản thân, phấn đấu đạt được thành tích học tập tốt trong năm học đầu tiên tại nhà trường, hướng đến trở thành công dân tốt, sống, học tập, làm việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật.
=> Nhìn chung, đối với sinh viên năm nhất, các bạn mới rời cấp 3, rời xa gia đình, bước chân vào môi trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với các quy định, nội quy của trường đại học, cũng như cách tính điểm, xét học bổng, tính điểm rèn luyện làm cơ sở để phấn đấu vào Đảng... Do đó, những thông tin được cung cấp trong tuần sinh hoạt công dân - sinh viên sẽ giúp các bạn sinh mới trang bị thêm hành trang cần thiết để nhanh chóng thích nghi và có kế hoạch học tập tốt hơn.
1.3. Đối tượng tham gia tuần sinh hoạt công dân đầu khóa?
Chương trình Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa dành cho tân sinh viên, những bạn mới nhập học vào trường đại học/cao đẳng.
Đối với các bạn sinh viên trúng tuyển nguyện vọng 2, nhập học muộn hơn và lỡ mất khóa học, nhà trường sẽ tổ chức học bổ sung phù hợp.
2. Nội dung của tuần sinh hoạt công dân cho sinh viên đầu khóa 2023-2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng sư phạm yêu cầu tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” trong các cơ sở đào tạo năm học 2023 – 2024. Theo đó, nêu rõ các nội dung cần tuyên truyền giáo dục trong "Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên" gồm:
- Giáo dục chính trị tư tưởng đối với sinh viên, quán triệt những nội dung cơ bản, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ sáu; kết quả Hội nghị lần thứ bảy (Hội nghị giữa nhiệm kỳ) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
- Đồng thời quán triệt, học tập chuyên đề toàn khóa, nội dung sinh hoạt chuyên đề năm 2023 về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; giáo dục sinh viên rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam. Thông tin về tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2023.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên: Hiến pháp năm 2013; Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 và các văn bản khác có liên quan...
- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chuyên đề:
+ Nhà trường giới thiệu về ngành, nghề, chương trình đào tạo, công tác tư vấn học đường cho sinh viên; hướng dẫn sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động, các chương trình văn hóa, văn nghệ, các hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội; các chương trình, hoạt động của cơ sở đào tạo.
+ Hướng dẫn phương pháp học đại học hiệu quả; kỹ năng hội nhập trong môi trường mới, kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học.
Dựa trên nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các trường thiết kế nội dung chương trình học phù hợp với điều kiện từng trường.
3. Sinh hoạt công dân đầu khóa có bắt buộc không?
Nhiều sinh viên thắc mắc có bắt buộc phải tham gia sinh hoạt công dân đầu khóa không?
Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa không phải là môn học chính thức trong chương trình học, nhưng đây là hoạt động bắt buộc mọi sinh viên phải tham gia đầy đủ. Trong các buổi học đều có điểm danh, sinh viên phải làm bản cam kết, bài thu hoạch sau khi kết thúc tuần học. Bản cam kết và bản thu hoạch của sinh viên được lưu lại làm căn cứ tính điểm rèn luyện trong năm học. Như vậy, nếu sinh viên vắng mặt bất kỳ buổi học nào mà không có lý do chính đáng thì sẽ có quy định gây ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện của sinh viên.
4. Cách làm bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân
Các bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân sẽ được tổ chức sau khi hoàn thành tuần sinh hoạt công dân. Các bài thu hoạch này dù không tính vào kết quả học tập nhưng sẽ được căn cứ tính điều kiện hoàn thành khoá học của một sinh viên. Vì vậy nếu sinh viên không tham gia hoạt động tuần sinh hoạt công dân và không có bài thu hoạch thì được đánh giá là không đạt điều kiện để hoàn thành khoá học và có thể bị kỷ luật theo quy định của trường.
Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân thông thường sẽ được tổ chức đánh giá qua hai hình thức đó là viết luận hoặc trắc nghiệm.
- Với hình thức viết luận thì sinh viên sẽ phải trả lời câu hỏi theo bộ câu hỏi được nhà trường đưa ra. Hình thức viết bài sẽ được thực hiện đúng theo yêu cầu của trường là viết tay hoặc đánh máy. Thời gian thu bài luận sẽ được tổ chức theo đơn vị lớp.
- Với hình thức làm bài trắc nghiệm thì các sinh viên sẽ được phát bài trắc nghiệm để làm trong thời gian quy định và nộp lại cho cán bộ trong lớp. Với bài trắc nghiệm thì có thể làm trong thời gian ngắn hơn và có thể được thực hiện ngay sau khi kết thúc sinh hoạt.
Mời các bạn tham khảo chi tiết về cách làm Bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân tại đây.
5. Cách viết bản cam kết tuần sinh hoạt công dân mới nhất
Bản cam kết sinh hoạt công dân đầu khóa được sinh viên viết sau khi kết thúc Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên. Bản cam kết này sẽ được Phòng Quản lý sinh viên nhà trường giữ lại và làm cơ sở đánh giá chấm điểm thi đua, rèn luyện của tân sinh viên trong năm học đầu tiên.
Do đó, bản cam kết nên được trình bày ngắn gọn, mạch lạc, đầy đủ nội dung.
Mời bạn đọc tải Mẫu bản cam kết tuần sinh hoạt công dân -sinh viên tại đây
Trên đây là những giải đáp của Hoa Tiêu về vấn đề Sinh hoạt công dân đầu khoá là gì? gửi đến bạn đọc. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi?
-
Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
-
1 môn dưới 5 có lên lớp không năm 2024?
-
Học luật có cần xét 3 đời không?
-
Mục đích của nền quốc phòng toàn dân là gì?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Là gì?
Vì sao phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo?
Tại sao độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội?
Ai được coi là người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng?
Kiến nghị là gì? Kiến nghị và đề nghị khác nhau như thế nào?
Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không?
Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?