Lãnh thổ quốc gia là gì?

Lãnh thổ quốc gia là gì? Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia gồm? Việc xác định ranh giới giữa các quốc gia và phân chia lãnh thổ là yếu tố quan trọng để xác định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Trong bài viết dưới đây, Hoatieu.vn sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này.

Lãnh thổ quốc gia là gì?

1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng nước và vùng lòng đất. Với Việt Nam thì cũng quy định rõ về lãnh thổ quốc gia theo Điều 1 Hiến pháp 2013: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Lãnh thổ quốc gia là yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng khẳng định sự xuất hiện của một Nhà nước và chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia. Có thể khẳng định rằng từ khi xuất hiện Nhà nước, lãnh thổ quốc gia là một trong yếu tố cấu thành nên Nhà nước.

2. Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là gì?

Theo Vtudien, Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là khu vực hoặc phương tiện giao thông của một quốc gia này tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc trong hải phận quốc tế.

Lãnh thổ quốc gia đặc biệt được hưởng quyền bất khả xâm phạm, nhưng phải tôn trọng luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế.

Vì sao lại có Lãnh thổ quốc gia đặc biệt?

Trên Trái Đất, các quốc gia luôn có sự giao thoa giữa các vùng lãnh thổ do đặc điểm vị trí địa lý, yếu tố xã hội, chính trị, ngoại giao và giao thương,.....mà một khu vực của quốc gia này lại nằm trong lãnh thổ quốc gia khác hoặc thuộc hải phận quốc tế. Do đó, vùng lãnh thổ giao thoa đó được gọi là vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt sẽ có đặc điểm đặc biệt hơn như đã nói ở trên so với các vùng khác của quốc gia.

Nơi đây tàu thuyền, máy bay, các phương tiện,... mang cờ dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia này sẽ được hoạt động trong lãnh thổ quốc gia chứa khu vực đó miễn không vi phạm Luật pháp nước đó và Luật pháp quốc tế.

Ví dụ về lãnh thổ quốc gia đặc biệt

Theo luật pháp quốc tế, lãnh thổ quốc gia đặc biệt có thể là các trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, phương tiện (ô tô, tàu biển, máy bay, ....) của một nước được phép hoạt động trong lãnh thổ nước khác; tàu biển, máy bay mang quốc kì hoạt động trên vùng biển, vùng trời quốc tế.

3. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia?

Lãnh thổ quốc gia là một phần mảnh ghép lục địa của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng nước và vùng lòng đất. Tất cả được tạo thành lãnh thổ của quốc gia, quốc gia có chủ quyền độc lập, riêng biệt và tuyệt đối đối với lãnh thổ của quốc gia mình.

Cụ thể, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia bao gồm:

- Vùng đất: Gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (Kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ). Đây là bộ phận quan trọng nhất của quốc gia, là nơi chủ yếu quốc gia thực hiện chủ quyền của mình.

- Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng nước của quốc gia đó

- Vùng nước: Do ảnh hưởng của địa hình và tính chất địa lý, vùng đất trong lãnh thổ quốc gia rất đa dạng, được chia thành các vùng nước sau:

  • Vùng nước nội địa: gồm biển nội địa, các ao hồ, sông suối...(kể cả tự nhiên hay nhân tạo).
  • Vùng nước biên giới: gồm biển nội địa, các ao hồ, sông suối... trên khu vực biên giới giữa các quốc gia.
  • Vùng nước nội thuỷ: Được xác định một bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển.
  • Vùng nước lãnh hải: Là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ của quốc gia. Bề rộng của lãnh hải theo công ước Luật Biển năm 1982 do quốc gia tự quy định nhưng không vượt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Vùng lòng đất: Là toàn bộ phần đất lòng sâu dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia. Theo nguyên tắc, vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm Trái Đất.

4. Vùng đất của quốc gia bao gồm?

Lãnh thổ quốc gia gồm 4 bộ phận cấu thành, trong đó vùng đất là bộ phận Nhà nước thực hiện chủ yếu các hoạt động quản lý cũng như khẳng định chủ quyền của mình trên vùng đất.

Vùng đất gồm đất liền, các đảo gần bờ, xa bờ và quần đảo xung quanh thuộc quốc gia

Đây được xác lập là bộ phận quan trọng nhất, là nơi đa phần quốc gia thực thi chủ quyền lãnh thổ của mình, cũng là nơi xuất phát của chủ quyền lãnh thổ quốc gia so với vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất.

Riêng trường hợp những quốc gia quần đảo như Indonesia, Philippin … thì vùng đất của quốc gia sẽ được xác lập là tập hợp những vùng hòn đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia đó .

5. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?

Chủ quyền quốc gia có thể hiểu là quyền làm chủ của quốc gia đối với lãnh thổ của mình.

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tuyệt đối, riêng biệt và hoàn toàn của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Các quốc gia khác phải có trách nhiệm tôn trọng và không xâm phạm đến lãnh thổ riêng của quốc gia đó.

Nhà nước có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trên lãnh thổ quốc gia thông qua hoạt động quản lý nhà nước như lập pháp và tư pháp. Mặt khác, quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.

Về đặc thù chủ quyền lãnh thổ thì vùng đất là vùng thuộc chủ quyền lãnh thổ trọn vẹn và tuyệt đối của quốc gia.

Trên đây là ý kiến chung nhất của Hoatieu.vn về Lãnh thổ quốc gia là gì? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Là gì? thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn như:

Đánh giá bài viết
2 2.154
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm