Đặc điểm của pháp luật
Đặc điểm của pháp luật. Trong cuộc sống ngày nay, tất cả mọi người đều làm việc và hành động tuân thủ theo pháp luật. Pháp luật có vai trò quan trọng quan trọng, điều chỉnh tất cả các quan hệ trong xã hội. Dù vậy, vẫn còn khá nhiều người thắc mắc về pháp luật là gì? pháp luật có những đặc điểm gì? HoaTieu.vn xin phân tích và cũng cấp thông tin gửi đến bạn đọc. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.
Những đặc trưng cơ bản của pháp luật
1. Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
2. Pháp luật bao gồm những đặc điểm nào?
Câu hỏi: Pháp luật bao gồm những đặc điểm nào?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ.
- C. Tính bắt buộc.
- D. Cả A,B,C.
Đáp án: Chọn D. Cả A,B,C là đáp án chính xác.
Lý giải: Pháp luật bao gồm những đặc điểm như tính xác định chặt chẽ, tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc.
Tại phần 1 đã nêu khái niệm về pháp luật là những quy tắc xử sự chung vì vậy nó có tính quy phạm phổ biến cho tất cả mọi người.
Pháp luật phải rõ ràng, chuẩn xác về mặt nội dung được quy định dưới dạng hành văn do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Vì vậy nó có tính chính xác chặt chẽ.
Ngoài ra, pháp luật còn được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, bằng các biện pháp cưỡng chế, vì vậy có tính bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ theo.
3. Đặc điểm nào sau đây không phải là của pháp luật?
Câu hỏi: Đặc điểm nào sau đây không phải là của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính thống nhất.
- C. Tính bắt buộc.
- D. Tính xác định chặt chẽ.
Đáp án: Chọn B. Tính thống nhất là đáp án đúng.
Lý giải: Tính thống nhất không phải là đặc điểm của pháp luật. Căn cứ vào từng chủ thể, đối tượng, lĩnh vực, trường hợp khác nhau mà pháp luật có những quy định riêng.
Ví dụ:
Pháp luật quy định con cái phải có nghĩa vụ kính yêu, nghe lời cha mẹ; ngược lại cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc con cái.
Quy định tính thuế thu nhập cá nhân với từng đối tượng khác nhau phụ thuộc vào thu nhập hàng tháng, hàng năm, người phụ thuộc... nên mức đóng thuế của mỗi người là không giống nhau.
4. Đặc điểm của pháp luật
Pháp luật bao gồm những đặc điểm nào?
- Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung:
Bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc mang tính chất mẫu mực, khuôn thước cho mọi người trong cách xử sự, chính thông qua những khuôn mẫu, những mô hình xử sự chung đó mà người ta “đo” được hành vi của mình, người ta biết được mình có thể và không cần phải làm gì, không được làm gì và phải làm như thế nào. Nếu chủ thể nào có hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định.
- Thể hiện ý chí của nhà nước, của giai cấp thống trị:
Pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật luôn luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội.
- Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận;
- Được thể hiện bằng hình thức sau: pháp luật tập quán, pháp luật án lệ, văn bản quy phạm pháp luật;
- Được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước (các biện pháp mang tính cưỡng chế):
Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành và vì vậy được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này có nghĩa là Nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Có như vậy pháp luật mới trở thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay Nhà nước để Nhà nước quản lý và điều hành mọi quan hệ, hoạt động của xã hội.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về đặc điểm của pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Thường trú nhân là gì? Quyền lợi của thường trú nhân
-
Quan hệ giữa Diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ như thế nào?
-
Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?
-
Lớp 6 có bao nhiêu môn học?
-
Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Xông đất là gì? Người đi xông đất cần làm gì?
-
Những ngành xét lý lịch 3 đời
-
Đoàn kết là gì? Vai trò của đoàn kết?
-
Số hiệu quân nhân là gì? Cách tra cứu số hiệu quân nhân
-
12, 13, 14, 15 tuổi học lớp mấy?
-
Nhà trường có viết hoa không?
-
Các loại bằng tốt nghiệp đại học 2025
-
Số định danh cá nhân là gì?
-
86 là tỉnh nào? Biển số xe 86 tỉnh nào 2025?
-
Đường tỉnh là gì? Đường quốc lộ, đường cao tốc là gì?
-
Mùng 1 tết tiếng Anh là gì?
-
Luận điểm, luận cứ là gì?