Giáo viên được dạy thêm trong trường hợp nào 2024?
Giáo viên được dạy thêm trong trường hợp nào? Việc dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu của học sinh, phụ huynh và giáo viên khi học lực của con em mình không theo được chương trình dạy trên trường hay các trường hợp học sinh muốn nâng cao học lực của mình để ôn luyện chuyên sâu cho các cuộc thi mà chương trình học trên trường không đáp ứng được. Vậy, quy định của pháp luật về việc học thêm, dạy thêm như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn
Quy định về việc dạy thêm của giáo viên
1. Giáo viên có được dạy thêm không?
Theo quy định, pháp luật không cấm giáo viên không được dạy thêm, việc dạy thêm học thêm là rất cần thiết và bổ ích cho những trường hợp học sinh có học lực yếu kém hoặc học sinh có khả năng học tập tốt vượt trội hơn hẳn các bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên, hiện nay học thêm, dạy thêm biến tướng rất nhiều hình thức không mang lại hiệu quả như mục đích học thêm cho học sinh. Việc học thêm khiến học sinh quá tải về khối lượng kiến thức quá nhiều, hơn nữa các em học sinh phải học tập kín cả ngày, cả tối, không có thời gian nghỉ ngơi ảnh hưởng trực tiếp tới học lực và tinh thần của các em. Không ít các em học sinh bị trầm cảm trong một thời gian dài.
Hơn nữa, việc dạy thêm ở một số nơi, một vài trung tâm không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn tổ chức tuyển sinh để thu lợi nhuận lợi dụng lòng tin của phụ huynh và học sinh.
2. Giáo viên được dạy thêm trong trường hợp nào?
Giáo viên được phép dạy thêm nhưng được dạy thêm trong trường hợp nào?
Vấn đề dạy thêm của giáo viên được quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Giáo viên được phép dạy thêm khi việc dạy học thêm đó không thuộc trường hợp cấm dạy thêm tại Điều 4 Thông tư 17:
Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
=> Nếu không thuộc một trong các trường hợp này thì giáo viên được dạy thêm.
3. Giáo viên Tiểu học có được dạy thêm không?
Pháp luật không quy định việc dạy thêm dành riêng cho đối tượng giáo viên ở cấp bậc nào, giáo viên được dạy thêm khi không vi phạm các trường hợp không được dạy thêm tại Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. được trích dẫn tại muc 2 nêu trên.
4. Giáo viên THCS có được dạy thêm không?
Điều 4 Thông tư 17 chỉ cấm việc dạy thêm đối với học sinh Tiểu học. Do đó, giáo viên THCS được phép dạy thêm, nhưng phải không thuộc các trường hợp không được dạy thêm nêu trên.
5. Giáo viên THPT có được dạy thêm không?
Học sinh THPT thường có nhu cầu học thêm nhiều hơn các cấp học Tiểu học và THCS bởi THPT là giai đoạn gấp rút và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT để thi vào các trường đại học. Nên ở giai đoạn này, học sinh cần chuẩn bị kiến thức vững vàng để có thể đạt được các nguyện vọng như mong muốn.
Tuy nhiên, không vì vậy mà giáo viên THPT được phép dạy thêm mà không phải tuân thủ theo quy định. Để được dạy thêm, giao viên THPT phải không thuộc các trường hợp không được dạy thêm tại mục 4 nêu trên.
6. Thủ tục xin cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường
Các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường được quy định tại Thông tư 17 đã hết hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên các bạn có thể tham khảo thủ tục xin cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường dưới đây:
Hồ sơ xin cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường:
- Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, Điều 6 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT.
- Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
- Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, Điều 8 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
- Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
- Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Nộp hồ sơ:
Các bạn nộp hồ sơ nêu trên cho UBND cấp huyện hoặc Phòng Giáo dục và đào tạo nếu được UBND cấp huyện ủy quyền.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc các trường hợp giáo viên được dạy thêm và trình tự xin cấp phép dạy thêm ngoài trường học.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Vịt Cute
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27