Nghỉ ốm có được tính vào thời gian báo trước khi nghỉ việc?

Nghỉ ốm có được tính vào thời gian báo trước khi nghỉ việc? Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng trước khi nghỉ người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định tùy vào các loại hợp đồng lao động cụ thể. Vậy thời gian người lao động nghỉ ôm có được tính vào thời gian báo trước đó không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Thời gian người lao động cần báo trước khi nghỉ việc

Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian như sau theo quy định của Bộ luật Lao động 2019:

  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: 30 ngày
  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: 03 ngày làm việc
  • Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 45 ngày

2. Nghỉ ốm có được tính vào thời gian báo trước khi nghỉ việc?

Thời gian người lao động cần báo trước khi nghỉ việc

Thời gian người lao động bị ốm đau phải nghỉ vẫn được tính vào thời gian báo trước khi nghỉ việc được quy định tại mục 1 bài này.

3. Bị ốm đau người lao động được hưởng các chế độ gì?

Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của khám chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (trừ trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy).

Theo đó, người lao động được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng điều kiện sau (kể cả trong thời gian báo trước khi nghỉ việc):

  • Bị ốm đau phải nghỉ việc;
  • Có xác nhận của cơ sở y tế.

Mức hưởng chế độ ốm đau được tính như sau:

Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động ốm đau được hưởng chế độ với mức hưởng:

Mức hưởng hàng tháng

=

75%

x

Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:

  • Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
  • Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
  • Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

4. Quy trình xin nghỉ việc

Để xin nghỉ việc, người lao động phải nộp đơn xin nghỉ việc cho quản lý và bộ phận nhân sự trong thời gian quy định tại mục 1.

Để tham khảo các quy trình xin nghỉ việc, mời các bạn tham khảo bài: Hồ sơ xin thôi việc gồm những gì?

Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Nghỉ ốm có được tính vào thời gian báo trước khi nghỉ việc? Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 31
0 Bình luận
Sắp xếp theo