Người làm việc nặng nhọc, độc hại có bắt buộc nghỉ hưu sớm?

Người làm việc nặng nhọc, độc hại có bắt buộc nghỉ hưu sớm? Làm việc nặng nhọc, độc hại được hưởng các chế độ, chính sách gì? Những ngành nào thì được xem là làm việc nặng nhọc, độc hại? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé

1. Người làm việc nặng nhọc, độc hại có bắt buộc nghỉ hưu sớm?

Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 5 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định: Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội ban hành có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu.

=> Luật pháp tạo điều kiện cho những người lao động nặng nhọc, độc hại nghỉ hưu sớm chứ không bắt buộc

=> Người làm việc nặng nhọc, độc hại không bắt buộc nghỉ hưu sớm

2. Phụ cấp công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Phụ cấp công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm công việc nặng nhọc, độc hại được hưởng các chế độ nào?

Mức phụ cấp công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ có sự khác nhau với các công việc khác nhau, cụ thể:

  • Đối với cán bộ, công chức, viên chức:

Theo Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở. (Mức lương cơ sở hiện nay là 1.4900.000 đồng/tháng)

  • Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu:

Theo điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH (nay đã hết hiệu lực pháp luật nhưng vẫn có giá trị tham khảo):

- Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

  • Thấp nhất bằng 5%
  • Cao nhất bằng 10%

- Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

  • Thấp nhất bằng nhất 7%
  • Cao nhất bằng 15%.

Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường.

Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 cũng có những quy định ưu ái hơn đối với những người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, ví dụ: Số ngày nghỉ hằng năm nhiều hơn người lao động trong điều kiện bình thường: 14 ngày và 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

3. Nghề nào được xem là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH gồm 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chia thành 42 lĩnh vực khác nhau

Để biết danh mục các ngành nghề cụ thể, mời các bạn tham khảo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH 

Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Người làm việc nặng nhọc, độc hại có bắt buộc nghỉ hưu sớm và các

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 58
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm