Cách tính lương, phụ cấp cán bộ công chức viên chức 2024

Cách tính lương, phụ cấp cán bộ công chức viên chức 2024. Cách tính lương, phụ cấp của cán bộ công chức viên chức được quy định thế nào? Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều chính sách về tiền lương, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức đã bị lùi thời điểm thực hiện trong hơn 2 năm vừa qua. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, tình hình dịch bệnh đã được đẩy lùi, lạm phát lại đang tăng cao, do đó để đảm bảo đời sống của người lao động, nhà nước đã có nhiều quyết định về điều chỉnh tiền lương kịp thời. Theo đó sẽ có những khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được thêm mới, bãi bỏ, gộp chung.

Mời các bạn cùng HoaTieu.vn tìm hiểu về những chính sách mới được áp dụng về tính lương, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức 2024 qua nội dung thông tin dưới đây nhé.

Lương cho cán bộ, công chức, viên chức hiện hành
Lương cho cán bộ, công chức, viên chức hiện hành

1. Cách tính lương, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức

Cách tính lương, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức được tính dựa trên cơ sở pháp lý của:

Cụ thể:

1.1  Cách tính mức lương cán bộ, công chức, viên chức

Lương cán bộ, công chức, viên chức được tính theo công thức:

Mức lương năm 2024

=

Mức lương cơ sở

1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số lương hiện hưởng

1.2 Cách tính mức phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp năm 2024

=

Mức lương cơ sở

1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp năm 2024

=

Mức lương năm 2024 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo năm 2024 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung năm 2024 (nếu có)

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

1.3 Cách tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu năm 2024

=

Mức lương cơ sở

1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số hoạt động phí theo quy định

Cách tính lương, phụ cấp cán bộ, công chức, viên chức 

Các đối tượng áp dụng công thức tính lương, phụ cấp như trên gồm:

Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BNV, gồm:

1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

2. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

7. Các đối tượng sau đây cũng thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này khi tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật:

a) Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong nước và ngoài nước) thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;

b) Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;

c) Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam;

d) Các trường hợp làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được ký kết hợp đồng lao động theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

2. Các khoản phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2022

Từ 1/7/2022, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng các loại phụ cấp theo Nghị quyết 27-NQ/TW, cụ thể như sau:

2.1 Phụ cấp kiêm nhiệm

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

2.2 Phụ cấp thâm niên vượt khung

Đây là loại phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức đã xếp lương ở bậc cuối cùng trong ngạch và hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, không bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.

2.3 Phụ cấp khu vực

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu với các hệ số: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0

2.4 Phụ cấp trách nhiệm công việc

  • Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã với hệ số: 0,1; 0,2 và 0,3
  • Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc với hệ số: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1

2.5 Phụ cấp lưu động

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở với các hệ số: 0,2; 0,4 và 0,6

2.6 Phụ cấp theo nghề

Được gộp từ phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).

2.7 Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Được gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương đã bị chậm lại hơn 2 năm nay. Vì vậy, cho tới khi có thông báo mới thì các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức có thể yên tâm tiếp tục được hưởng các chế độ phụ cấp hiện hành.

3. Các khoản phụ cấp được bãi bỏ từ 1/7/2022

Bên cạnh việc giữ lại các khoản phụ cấp nêu trên, tại Nghị quyết 27, Bộ Chính trị cũng định hướng bãi bỏ nhiều khoản phụ cấp đang tồn tại hiện nay từ 1/7/2022, gồm:

- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức)

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ)

- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội

- Phụ cấp công vụ (do đã được đưa vào trong mức lương cơ bản)

- Phụ cấp độc hại nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề)

4. Nhiều khoản phụ cấp được gộp chung, thêm mới từ 1/7/2022

4.1. Các khoản phụ cấp được gộp chung

Theo Nghị quyết 27, nhiều khoản phụ cấp khác sẽ được gộp chung lại như sau:

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm được gộp chung lại, gọi là phụ cấp theo nghề.

Loại phụ cấp này được áp dụng với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước.

- Phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn được gộp chung, gọi là phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

4.2. Thêm mới phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính

Một sự thay đổi khác về các khoản phụ cấp của công chức từ ngày 1-7-2022 là sẽ quy định mới về chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

Cũng liên quan đến phụ cấp ở địa phương, Nghị quyết 27 khẳng định thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể các chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Cách tính lương, phụ cấp cán bộ công chức viên chức 2024. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
10 1.735
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hoa Trịnh
    Hoa Trịnh

    Cảm ơn đã chia sẻ.

    Thích Phản hồi 18/07/22
    • Trần Lan
      Trần Lan

      Rất hữu ích.

      Thích Phản hồi 18/07/22
      • Vịt Cute
        Vịt Cute

        Mình thì mong chờ tăng lương cơ sở thôi mà ko biết bao h???

        Thích Phản hồi 18/07/22