Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên 2024

Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên được tính như thế nào? Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên là khoản phụ cấp giáo viên được hưởng khi kiêm nhiệm thêm các chức danh khác (ví dụ: tổng phụ trách, thủ quỹ, văn thư...). Bài viết dưới đây HoaTieu.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các mức phụ cấp kiêm nhiệm dành cho giáo viên theo quy định mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên

Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên là gì? Giáo viên kiêm nhiệm được hưởng các chế độ gì?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV (quy định đã khá lâu nhưng hiện nay vẫn còn hiệu lực) của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm thì cách tính phụ cấp kiêm nhiệm được thực hiện như sau:

Cách tính trả phụ cấp được áp dụng theo công thức:

Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x 10%.

Năm 2022, Chính phủ đã ra quy định tăng mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 thêm 6% so với quy định cũ. Vì vậy, căn cứ vào công thức nêu trên và hệ số phụ cấp cụ thể, bạn đọc có thể dễ dàng tính ra được mức phụ cấp cụ thể cho trường hợp của mình. Bởi mỗi vùng sẽ quy định mức lương tối thiểu khác nhau nên sẽ khó có thể nêu ra mức phụ cấp cụ thể chung cho tất cả giáo viên cả nước.

Giáo viên làm lãnh đạo sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT như sau:

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Ghi chú

Cơ sở đại học trọng điểm:

- Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng

- Giám đốc

- Chủ tịch Hội đồng đại học

- Phó giám đốc

- Trưởng ban và tương đương

- Phó trưởng ban và tương đương

1,10

1,05

1,00

0,80

0,60

- Trường đại học trọng điểm

- Hiệu trưởng

- Chủ tịch Hội đồng trường

- Phó hiệu trưởng

1,10

0,95

0,90

Trường đại học khác

- Hiệu trưởng

- Chủ tịch Hội đồng trường

- Phó hiệu trưởng

1,00

0,85

0,80

- Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Đối với các khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên):

+ Trưởng khoa

+ Phó trưởng khoa

- Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa:

+ Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương.

+ Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương

0,50

0,40

0,60

0,50

0,40

0,30

Áp dụng chung cho tất cả các loại trường

Trường cao đẳng

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

0,90

0,80

0,70

0,60

Trường dự bị đại học hưởng như trường hạng I

- Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa:

+ Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

+ Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

0,45

0,35

0,25

0,20

Áp dụng chung cho tất cả các trường cao đẳng

Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,80

0,70

0,60

0,60

0,50

0,40

- Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

- Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa.

- Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa

0,35

0,25

0,20

0,15

Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN

Trường trung học phổ thông

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,70

0,60

0,45

0,55

0,45

0,35

Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,25

0,15

Trường trung học cơ sở

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,55

0,45

0,35

0,45

0,35

0,25

Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

Trường tiểu học

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

0,50

0,40

0,30

0,40

0,30

0,25

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

Trường mầm non

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

0,50

0,35

0,35

0,25

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

- Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,20

0,15

Trung tâm cấp tỉnh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,50

0,40

0,25

Trung tâm cấp quận, huyện

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,40

0,30

0,20

Trung tâm thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,60

0,50

0,30

Trung tâm thuộc quận, huyện thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Giám đốc

- Phó giám đốc

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,50

0,40

0,25

2. Công tác kiêm nhiệm là gì?

Kiêm nhiệm hiểu đơn giản là một người đảm nhiệm nhiều chức danh.

Hiện nay, nhà nước áp dụng chính sách tinh giản biên chế, cắt giảm tối đa bộ máy hành chính nhà nước. Vì vậy, trong các cơ quan, tổ chức... nhiều cá nhân sẽ phải kiêm nhiệm chức vụ, đảm nhiệm một lúc nhiều công việc khác nhau, khai thác tối đa nguồn lực lao động, tránh tình trạng quá rảnh rỗi, thừa thời gian đối với những công việc không yêu cầu quá nhiều kĩ năng, thời giờ làm việc. Công tác của giáo viên cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Ví dụ: giáo viên kiêm nhiệm thủ quỹ có nghĩa là một người vừa làm giáo viên thực hiện công tác giảng dạy, vừa là thủ quỹ.

3. Giáo viên kiêm nhiệm được hưởng chế độ gì?

Giáo viên kiêm nhiệm được giảm định mức là bao nhiêu?

Ngoài phụ cấp kiêm nhiệm, các giáo viên làm công tác kiêm nhiệm còn được giảm định mức tiết dạy. Năm 2024, giáo viên kiêm nhiệm sẽ được giảm định mức cụ thể như sau:

Căn cứ tại Điều 8 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn:

"Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn

1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.

“2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần”.

3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.

4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.

5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.

“5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần”.

5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;

Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần”.

Ngoài ra tại Điều 9 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường như sau:

"Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường

1. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần”.

1a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

2. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề”

3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.

4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần.

5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất"

Như vậy, theo quy định hiện hành thì giáo viên kiêm nhiệm được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất là 4 tiết/tuần.

4. Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017, thì mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức danh công việc.

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất

5. Chế độ giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội

Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội được hưởng chế độ gì?

Theo quy định tại Thông tư 05/2005/TT-BNV, giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội được hưởng các phụ cấp sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp

2

0,3

447.000 đồng

3

0,2

298.000 đồng

4

0,1

149.000 đồng

Trong đó:

Hệ sốĐối tượng áp dụng
0,3Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I
0,2Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II
0,1Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên 2024. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 8.643
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lanh Lảnh Lót
    Lanh Lảnh Lót

    Thông tin hữu ích

    Thích Phản hồi 15/07/22
    • Hạt đậu nhỏ
      Hạt đậu nhỏ

      Quy định cũ nhưng hiện vẫn còn hiệu lực

      Thích Phản hồi 15/07/22