Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2024

Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2024 - Bên cạnh lương của những buổi dạy chính khóa, các giáo viên còn được hưởng lương những tiết dạy thừa giờ. Dưới đây là hướng dẫn cách tính tiền lương 1 tiết dạy của giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT hay giáo viên dạy học sinh khuyết tật tại các trường học trên toàn quốc theo Quy định tính thừa giờ cho giáo viên hiện hành. Mời các bạn tham khảo thông tin chi tiết cùng HoaTieu.vn.

Tiền thừa giờ của giáo viên các cấp
Tiền thừa giờ của giáo viên các cấp

1. Công thức tính tiền thừa giờ của giáo viên

=> Cách tính tiền thừa giờ của giáo viên các cấp hay công thức tính tiền 1 tiết dạy được quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC tiền thừa giờ của giáo viên được tính theo công thức sau:

Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%

Trong đó tiền lương 01 giờ dạy được tính như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên 2024

  • Số tuần dành cho giảng dạy là 35 tuần (theo Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT)
  • Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm).
  • Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);
  • Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non = (Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);
  • Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học)

Ví dụ: Ông Hà Mạnh Tuyên là giáo viên THCS hạng III, hệ số lương 3,96. Trong năm học, từ tuần 1 đến tuần 6, ông được phân công dạy 18 tiết/tuần. Từ tuần thứ 7 trở đi, do có cô giáo nghỉ thai sản nên ông được phân công dạy 23 tiết/tuần. Ngày 27/1/2024, ông Tuyên nhận được tiền dạy thêm giờ là 1.293.000 đồng do kế toán chỉ tính theo công thức chung là 43.000 đồng/tiết dạy vượt giờ. Ông Tuyên hỏi, cách tính và số tiền trả cho ông có đúng quy định hay không?

Giáo viên A đang giảng dạy ở trường THCS có hệ số lương 3,96 thì tiền lương 1 giờ dạy thêm sẽ được tính như sau: (3,96 x 1.490.000 x 12 x 1.5 x 37)/(19 x 42 x52) = 94.700 đồng (số tiền này chưa trừ các khoản phải đóng góp theo quy định), nếu vượt định mức giờ dạy/năm bao nhiêu tiết sẽ nhân với số tiền 1 tiết để thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.

Với cách tính như trên, ông Hà Mạnh Tuyên cần trao đổi cụ thể với hiệu trưởng và kế toán để được làm rõ.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 03/VBHN-BGDĐT:

2.1. Giáo viên Mầm non

- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày:

  • Dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày/01 giáo viên;
  • Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên.

- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày:

  • Dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày/01 giáo viên;
  • Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên.

- Đối với lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

- Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì ngoài công tác quản lý, cần:

  • Hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 02 giờ/tuần.
  • Phó hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 04 giờ/tuần.

2.2. Giáo viên Tiểu học

- Định mức: 23 tiết/tuần;

- Giáo viên trường dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 21 tiết/tuần.

- Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:

  • Trường hạng I: 2 tiết/tuần.
  • Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên không kiêm nhiệm.
  • Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.

- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

2.3. Giáo viên THCS

- Định mức: 19 tiết/tuần

- Giáo viên trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 17 tiết/tuần.

- Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:

  • Trường hạng I: 2 tiết/tuần;
  • Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm;
  • Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.

- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

2.4. Giáo viên THPT

- Định mức: 17 tiết/tuần.

- Với trường dân tộc nội trú: 15 tiết/tuần.

- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

2.5. Giảm định mức tiết dạy

Giáo viên tiểu học, THCS, THPT sẽ được giảm định mức tiết học như sau:

- Giáo viên chủ nhiệm:

  • Giảm 3 tiết/tuần/GV tiểu học;
  • Giảm 4 tiết/tuần/GV THCS, THPT.
  • Giảm 4 tiết/tuần/GV trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường bán trú.

- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn: giảm 3 tiết/môn/tuần;

- Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu chưa có cán bộ chuyên trách): giảm từ 2 - 3 tiết/tuần do hiệu trưởng quyết định.

- Tổ trưởng bộ môn: giảm 3 tiết/tuần;

- Tổ phó chuyên môn: giảm 1 tiết/tuần;

- Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách:

  • Giảm 04 giờ dạy/tuần/GV tiểu học;
  • Giảm 03 giờ dạy/tuần/GV THCS, THPT, chuyên biệt cấp THPT.

- Giáo viên làm ủy viên BCH công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách:

  • Giảm 02 giờ dạy/tuần/GV tiểu học;
  • Giảm 01 giờ dạy/tuần/GV THCS, THPT, chuyên biệt cấp THPT.

- Giáo viên kiêm chủ tịch, thư ký hội đồng trường: giảm 2 tiết/tuần.

- Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 2tiết/tuần.

- Giáo viên được tuyển dụng bằng HĐLV lần đầu: giảm 2 tiết/tuần.

- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống:

  • Giảm 3 tiết/tuần/GV THCS, THPT;
  • Giảm 4 tiết/tuần/GV tiểu học.
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp

3. Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên Mầm non

Công thức tính tiền thừa giờ cho giáo viên mầm non tương tự như cách tính thông thường (theo Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC), tuy nhiên lưu ý mức định mức giờ dạy học trên một năm như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Lưu ý:

  • Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học).
  • Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non = (Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) x (Số tuần dạy trẻ/năm học)

4. Cách tính tiền 1 tiết dạy của giáo viên Tiểu học

Để nắm rõ cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên tiểu học các bạn tham khảo bài viết sau:

5. Cách tính tiền 1 tiết dạy của giáo viên THCS

Công thức tính tiền thừa giờ cho giáo viên trung học cơ sở tương tự như cách tính được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, lưu ý mức định mức giờ dạy học trên một năm như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Lưu ý: Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học)

6. Cách tính tiền 1 tiết dạy của giáo viên THPT

Tính tiền thừa giờ cho giáo viên cấp 3 tương tự như cách tính được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, lưu ý mức định mức giờ dạy học trên một năm như sau:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Lưu ý: Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học).

7. Cách tính tiền 1 tiết dạy học sinh khuyết tật

Tính tiền 1 tiết dạy đối với học sinh khuyết tật được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật như sau:

Điều 7. Phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;

b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này.

2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi:

Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật=Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viênx0,2xTổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật

Như vậy, tiền 1 tiết dạy học sinh khuyết tật sẽ được tính bằng Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên nhân với mức phụ cấp 0,2% và nhân với tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật.

8. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ

Việc trả tiền lương dạy thêm giờ phải đảm bảo nguyên tắc được quy định tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, cụ thể như sau:

- Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm:

  • Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng;
  • Các khoản phụ cấp lương;
  • Hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

- Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp,dạy nghề; giảng viên dạy nghề, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

- Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

- Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.

- Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật BHXH hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

- Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm:

  • Thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
  • Thời gian đi làm nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền phân công, điều động.

- Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

Thời gian tính trả tiền dạy thêm trong măm học tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề. (Điều 3 Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC)

9. Giáo viên dạy vượt quá 200 giờ trên 1 năm có được thanh toán không?

Tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

- Phải được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

⇒ Như vậy, theo quy định hiện hành, thời gian giáo viên dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ sẽ không vượt quá 200 giờ trong 1 năm. Điều này có nghĩa là, nếu giáo viên dạy vượt quá 200 giờ trên 1 năm, phần thời gian vượt quá sẽ không được tính lương.

Tại sao lại có quy định như vậy?

Quy định này được đặt ra nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe giáo viên, việc dạy quá nhiều giờ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên, gây ra tình trạng quá tải, stress và giảm hiệu quả công việc. Đồng thời nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục, việc giới hạn số giờ dạy giúp giáo viên có đủ thời gian để chuẩn bị bài giảng, chấm bài, tham gia các hoạt động nâng cao chuyên môn,... từ đó đảm bảo, duy trì chất lượng giảng dạy cũng như giúp giáo viên có thể phân bổ công việc một cách hợp lý, có thời gian dành cho các hoạt động khác cá nhân khác.

10. Tiền lương một giờ dạy quy định là một giờ dạy 60 phút hay một tiết dạy?

Chế độ trả lương làm thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.

Số giờ dạy thêm/năm học là căn cứ để tính tiền lương dạy thêm giờ/năm học. Tuy nhiên, việc xác định giờ dạy trong công thức là 60 phút hay tiền lương một tiết dạy thì phụ thuộc vào quy định chế độ làm việc đối với giáo viên của từng cấp học.

Cụm từ “tiền lương 01 giờ dạy” tại công thức tính tiền lương quy định Thông tư liên tịch 07 được hiểu cụ thể trong từng trường hợp như sau:

  • Là tiền lương 01 giờ dạy (60 phút) đối với giáo viên mầm non.
  • Là tiền lương 01 tiết dạy đối với giáo viên phổ thông (tiểu học, THCS, THPT, THPT có nhiều cấp học).
  • Là tiền lương 01 giờ giảng dạy đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp.
  • Là tiền lương 01 giờ giảng tiêu chuẩn đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với trường hợp giáo viên dạy Tiểu học, THCS, THPT, khi tính tiền thêm giờ cho giáo viên, các kế toán đều cho rằng đó là tiền lương một giờ dạy 60 phút, số tiết dạy thêm giờ của giáo viên đều phải quy đổi sang 60 phút rồi nhân với tiền lương một giờ dạy thêm là đang hiểu sai quy định.

Kết luận: Việc thanh toán tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên phổ thông được tính theo số tiết dạy thêm giờ.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Cách tính tiền thừa giờ của giáo viên các cấp. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
23 62.847
5 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Hoa Trịnh
    Hoa Trịnh

    thông tin hữu ích

    Thích Phản hồi 30/06/22
    • Đinh Thanh Hoa
      Đinh Thanh Hoa

      Không đủ tiết dạy có bị trừ lương không?

      Thích Phản hồi 30/06/22
      • David D. Lee
        David D. Lee

        Không đủ tiết dạy vẫn hưởng đủ lương và phụ cấp nha bạn.

        Thích Phản hồi 17/09/23
    • Vịt Cute
      Vịt Cute

      Hữu ích

      Thích Phản hồi 30/06/22
      • Lê Minh Trường (Trương Huyền)
        Lê Minh Trường (Trương Huyền)

        Giảm định mức tiết cho GV ThPT là tính 35 tuần hay 37 tuần

        Thích Phản hồi 10/01/23
        • Nhuhue Nguyen
          Nhuhue Nguyen

          Khung năm học 35 tuần thì tính thưà giờ cho GV theo 35 tuần hay 37 tuần?

          Thích Phản hồi 23/06/23
          • David D. Lee
            David D. Lee

            Khung ppct của bạn thực dạy là 35 tuần, còn 2 tuần kia là hoạt động đầu năm và chuẩn bị cho hoạt động tổng kết, hiển nhiên trường đã phân công đủ tiết ở 2 tuần đó. Nên khi tính thừa giờ thì kê theo 35 tuần.

            Thích Phản hồi 17/09/23
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm