Hồ sơ xin thôi việc gồm những gì 2024?

Hồ sơ xin thôi việc gồm những gì? Khi cảm thấy công ty hiện tại không phù hợp, không đáp ứng được các yêu cầu của mình, người lao động có quyền xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật. Để xin thôi việc, người lao động cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Hồ sơ xin thôi việc gồm những gì?

Khi bạn muốn xin thôi việc, nghỉ việc thì bạn chỉ cần nộp đơn thôi việc cho các bộ phận: Quản lý, nhân sự để được xác nhận và hoàn tất các thủ tục khi nghỉ việc (chốt sổ BHXH, bàn giao công việc,...)

Bên cạnh đó, để không đánh mất quyền lợi của mình thì khi nghỉ việc bạn nên lấy những giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động và sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chốt thời gian đóng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:

  • Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Quyết định thôi việc.
  • Quyết định sa thải.
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
  • Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.
  • Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…

2. Một số mẫu lý do nghỉ việc hợp lý để xin thôi việc

Có rất nhiều lý do có thể dẫn đến chuyện xin nghỉ việc trong thực tế đời sống, tuy nhiên để đơn xin thôi việc của bạn trông chuyên nghiệp và dễ được chấp thuận hơn thì bạn nên lựa chọn và cân nhắc điền lý do sao cho phù hợp. Dưới đây là một số lí do mà bạn có thể tham khảo để đưa vào đơn xin nghỉ việc:

- Lý do gia đình

Một số lý do về gia đình như cha mẹ già yếu bệnh tật, con cái hay vợ chồng bị bệnh, ốm đau cần chăm sóc nhiều ngày,…

- Lý do cá nhân không muốn ảnh hưởng tới công việc của công ty

Một lý do khá phổ biến mà bạn có thể nêu ra đó là lý do cá nhân, vì lý do sức khỏe không thể đáp ứng được nhu cầu công việc, tính chất của bệnh tật, mắc bệnh cần điều trị nhiều ngày,… .

- Do kế hoạch cá nhân sinh con trong thời gian sắp tới

Lý do quan trọng và có khả năng chắc chắn được chấp nhận trong đơn nghỉ việc đó là lý do sinh sản của người phụ nữ. Người phụ nữ mang thai rất cần chú ý đến sức khỏe để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.

- Nghỉ do chuyển chổ ở mới quá xa công ty

Việc nhân viên phải chuyển chỗ ở mới quá xa công ty khiến cho việc đi lại mất quá nhiều thời gian, không đảm bảo sức khoẻ hay không thể tuân thủ đúng thời gian làm việc theo quy định của công ty... cũng là một trong các lý do để người lao động nghỉ việc và tìm kiếm công việc mới.

- Thay đổi môi trường làm việc

Việc thay đổi môi trường làm việc hiện nay thường xảy ra thường xuyên đặc biệt là đối với người trẻ tuổi, khi còn trẻ phải lấy lí do cần trải nghiệm và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm.

- Có cơ hội làm việc tốt hơn

Ví dụ: Tôi rất lấy làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tại Công ty …………. trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên sau một thời gian dài suy nghĩ và bàn bạc với gia đình, tôi đã có quyết định sẽ định hướng bản thân đi theo một hướng đi mới. Nên tôi xin được nghỉ việc ở công ty để đi tìm một cơ hội phát triển phù hợp với định hướng và khả năng làm việc của tôi.

3. Mẫu đơn xin thôi việc 2024

Hoatieu xin chia sẻ với các bạn một mẫu đơn thôi việc của cán bộ nhân viên làm trong nhà trường. Mời các bạn tham khảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

- Phòng Đào tạo và Giáo dục .......

- BGH Trường ....................

Tôi tên là: ...........................................................

Sinh ngày: ..........................................................

Trình độ chuyên môn: ........................................

Công việc hiện làm: ...........................................

Đơn vị công tác: .................................................

Nay vì điều kiện hoàn cảnh gia đình nên tôi phải trở về quê để giải quyết công việc gia đình và ổn định cuộc sống. Tôi không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ được phân công tại trường ..................... Vì vậy tôi có nguyện vọng xin nghỉ việc để về quê công tác và sinh sống.

Vậy tôi làm đơn này kính đề nghị BGH trường ............................ và lãnh đạo phòng GD&ĐT ...... cho phép tôi được nghỉ việc để về quê công tác và sinh sống.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

........., ngày...tháng...năm...

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

Người viết đơn

Xem thêm: Top các mẫu đơn xin nghỉ việc

4. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thôi việc

Sau khi người lao động nghỉ việc theo quy định của pháp luật điều chỉnh về quan hệ lao động, thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc với điều kiện phải làm đủ 12 tháng tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó.

Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019 về trợ cấp thôi việc như sau:

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng các điều kiện theo quy định được trích dẫn nêu trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc sau khi xin thôi việc. Khoản trợ cấp thôi việc mà người lao động được hưởng là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.

5. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước không?

Rất nhiều bạn đọc đưa ra câu hỏi nghỉ việc trong thời gian thử việc có phải báo trước không? Thông thường trong thời gian nghỉ việc, các công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng thử việc đối với người lao động, tuy nhiên một bộ phận công ty khác sẽ không ký hợp đồng thử việc mà chờ đến khi hết thời gian thử việc thì mới tiến hành ký kết hợp đồng chính thức. Như vậy, để điều chỉnh vấn đề này, tại Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

6. Chưa ký hợp đồng có được nghỉ ngang không?

Một trong những câu hỏi được đặt ra về đơn phương chấm dứt hợp đồng đó là chưa ký hợp đồng có được nghỉ ngang không? Không phải trường hợp nào cũng được ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong xã hội, có vô số các ngành nghề và mỗi một tổ chức, mỗi một đơn vị lại có cách hoạt động riêng.

Tuy nhiên, quy định chung của pháp luật như thế nào? Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: "Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động".

Hợp đồng lao động được ký kết giữa các bên thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng như quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn hợp đồng, các khoản tiền lương và trợ cấp,.... Nếu giữa các bên chưa ký hợp đồng lao động tức chưa phát sinh quan hệ ràng buộc, và khi có tranh chấp phát sinh cũng không có căn cứ để giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại.

Do vậy, khi chưa ký hợp đồng lao động, người lao động hoàn toàn nghỉ việc bất cứ lúc nào mà không bị ràng buộc. Tuy nhiên, thông thường những công việc chưa ký hợp đồng thường là công việc ngắn hạn và chỉ cần báo trước với người lao động 03 ngày trước khi nghỉ việc.

7. Quy trình nghỉ việc 2024

Hồ sơ xin thôi việc gồm những gì?

Quy trình nghỉ việc được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Viết đơn xin nghỉ việc

  • Người xin nghỉ việc viết đơn theo mẫu NS – 09 - 01. Sau khi viết đơn xong, người xin việc chuyển đơn cho Quản lý xem xét theo bước 2.
  • Mẫu được lấy trực tiếp tại khu vực phòng NS.
  • Người xin nghỉ việc phải đảm bảo đúng thời hạn báo trước. Nếu không đảm bảo đúng thời hạn báo trước, người xin nghỉ việc phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước và không được thưởng năng suất và các khoản thưởng cho những thời gian chưa được tính lương.
  • Đối với các quy định về nghỉ việc không có trong quy trình này hoặc các quy định khác của công ty thì thực hiện theo bộ luật lao động và các văn bản pháp luật lao động liên quan.

Thời hạn báo trước cụ thể:

  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: 30 ngày
  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: 03 ngày làm việc
  • Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 45 ngày

Bước 2. Xem xét của quản lý.

  • Thẩm quyền và trách nhiệm xem xét bao gồm: Trưởng các phòng ban.
  • Đối với nhân viên các bộ phận có cấp tổ trường thì trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận.
  • Đối với các quản lý, nhân viên do Giám đốc trực tiếp quản lý thì sau khi viết đơn, người xin nghỉ việc chuyển trực tiếp cho phòng Nhân sự theo bước 3.
  • Quản lý có thẩm quyền xem xét phải xác định các tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Nếu vượt ra ngoài khả năng, thì Quản lý phối hợp với phòng Nhân sự để xem xét giải quyết. Trường hợp không thể giải quyết được thì ký xác nhận vào đơn xin nghỉ việc và chuyển trả lại đơn cho người xin nghỉ việc.
  • Quản lý có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày làm việc.

Bước 3. Xác nhận phòng nhân sự:

  • Người xin việc chuyển lại đơn cho Phòng Nhân sự.
  • Phòng Nhân sự có trách nhiệm trao đổi với quản lý các bộ phận để xác định tâm tư nguyện vọng của NV.
  • Thời gian giải quyết không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đơn.

Bước 4. Duyệt cho nghỉ việc:

  • Với trường hợp xác định cho nghỉ việc, Phòng Nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.
  • Thời gian chuyển đơn cho GD không quá 4 ngày kể từ khi nhận được đơn.

Bước 5. Thanh lý hợp đồng:

- Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức việc thanh lý hợp đồng với CNV.

- Việc thanh lý gồm các nội dung:

  • Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc.
  • Biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ cho Quản lý bộ phận.
  • Biên bản bàn giao hồ sơ theo mẫu đính kèm quy trình này.
  • Bản cam kết nghỉ việc.

Bước 6. Quyết định cho nghỉ việc:

  • Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng NS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình GD ký (kèm theo các biên bản thanh lý).
  • Quyết định nghỉ việc được chuyển cho người xin nghỉ việc, quản lý bộ phận, Phòng NS lưu 1 bản (và kèm theo các chứng từ thanh lý bản chính) và 1 bản chuyển cho Phòng Tài chính - Kế toán làm căn cứ thanh toán cho người nghỉ việc (phải kèm theo các biên bản thanh lý, bảng chấm công, biên bản đánh giá…).

Bước 7. Thanh toán các chế độ còn lại.

  • Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm phối hợp Phòng Nhân sự để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt. Phòng Tài chính - Kế toán chỉ thanh toán cho người nghỉ việc khi đã có đầy đủ hồ sơ xác nhận từ Phòng NS chuyển sang.
  • Phòng Tài chính - Kế toán trực tiếp liên hệ với người xin nghỉ việc để làm thủ tục thanh toán.
  • Đối với các trường hợp người lao động còn thắc mắc, khiếu nại thì Phòng Nhân sự có trách nhiệm giải quyết và gửi báo cáo cho Giám đốc theo báo cáo hàng tuần.

8. Nghỉ việc trái pháp luật phạt thế nào?

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng điều đó không có nghĩa người lao động được phép nghỉ lúc nào mình thích. Tùy vào thời hạn của hợp đồng lao động mà người lao động phải báo trước cho công ty về việc xin thôi việc của mình trong khoảng thời gian luật định:

  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: 30 ngày
  • Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: 03 ngày làm việc
  • Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 45 ngày

Những người không tuân thủ thời hạn này sẽ bị xử lý như sau theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019:

  • Không được trợ cấp thôi việc.
  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này

Bên cạnh đó có nhiều công ty quy định các điều khoản về xử lý việc nghỉ việc trái pháp luật, người lao động ký vào hợp đồng đó (nếu những điều này không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội) thì người lao động phải thực hiện theo các điều khoản mà mình đã thỏa thuận đó. Do đó, khi ký hợp đồng lao động, người lao động cần đọc kỹ các điều khoản để xem xét cẩn thận những điều khoản bất lợi cho mình.

Hoa Tiêu vừa giới thiệu cho bạn đọc hồ sơ xin thôi việc và quy trình nghỉ việc. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 6.385
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm