Giáo viên có hình xăm có sai quy định hay không?

Giáo viên có hình xăm có sai quy định hay không? Nghề giáo là nghề cao quý, gắn liền với hoạt động giáo dục con người, do đó, giáo viên luôn bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật và định kiến xã hội. Giáo viên có được xăm hình hay không? Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Giáo viên có hình xăm có sai quy định hay không?

Để biết giáo viên có hình xăm có sai quy định hay không, chúng ta xét những việc giáo viên không được làm theo quy định tại Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT dưới đây:

1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

6. Hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

7. Sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

8. Gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

9. Sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

10. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

  • Căn cứ Điều 19 Luật Viên chức năm 2010, SĐBS năm 2019 thì xăm hình không thuộc vào nhóm những việc mà viên chức không được làm.
  • Bộ luật Lao động năm 2019 cũng không có quy định cấm người lao động xăm hình.
  • Ngoài ra, theo Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định về tiêu chuẩn của nhà giáo và Điều 69 quy định về nhiệm vụ của nhà giáo cũng không quy định, cấm giáo viên xăm hình.

=> Pháp luật không quy định giáo viên không được xăm hình.

Hiện nay chưa có các văn bản pháp luật cấm giáo viên xăm hình.

Tuy nhiên, với vai trò là người giáo viên định hướng, dạy dỗ các em học sinh thì các giáo viên nên hạn chế, kìm nén sở thích xăm hình, có thể xăm tại những chỗ kín đáo và chọn những hình không phản cảm.

Pháp luật hiện hành không cấm giáo viên xăm mình. Tuy vậy, bên cạnh quy định của pháp luật, giáo viên cũng cần tuân thủ nội quy, điều lệ, quy tắc ứng xử do nhà trường mình công tác ban hành. Và mỗi nhà trường sẽ có văn bản quy định riêng, không thống nhất.

2. Giáo viên xăm hình có bị phạt?

Giáo viên có hình xăm có sai quy định hay không?

Giáo viên có hình xăm không bị xử phạt. Bởi hành vi xăm hình không vi phạm các quy định trong ngành Giáo dục.

Tại một số trường học, yêu cầu tuyển dụng giáo viên tùy theo tiêu chí của các trường, một số trường có thể sẽ có quy định về việc giáo viên được xăm hình hay không. Nếu giáo viên giảng dạy tại các cơ sở đó thì phải tuân theo nội quy, quy định của nhà trường.

3. Những ngành nghề không được xăm hình

Những ngành nghề không được xăm hình
Ngành nghề không được xăm hình

Với những người phục vụ trong lực lượng vũ trang (Bộ đội, công an) thì không được xăm hình.

Điều 14 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định tiêu chí tuyển sinh vào các trường Quân đội như sau:

Điều 14. Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức

1. Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng.

2. Chính trị, đạo đức

a) Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ Điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;

b) Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;

c) Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.

4. Giáo viên xăm hình nên hay không?

Việc giáo viên xăm hình có thể sẽ khiến học trò thực hiện theo, ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ. Bởi học sinh là lứa tuổi tâm lý chưa hoàn thiện, rất dễ thần tượng, bị ảnh hưởng bởi hành động của những người xung quanh. Đặc biệt, giáo viên lại là tấm gương mà học sinh có xu hướng học tập theo. Thực tế vì xăm mình mà nhiều học sinh mất cơ hội thi vào các trường công an, quân đội... Có thể nói có rất nhiều hệ lụy xấu mà xăm mình có thể mang lại, đôi khi chúng ta không thể lường trước được.

Vì vậy nếu có sở thích xăm mình, giáo viên có thể xăm vào chỗ kín đáo, không xăm hình ảnh phản cảm và tránh thể hiện những hành vi đồng thuận với việc xăm mình để học sinh bắt chước theo.

Trên đây là thông tin giải đáp cho vấn đề Giáo viên có được xăm hình không? 

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
4 2.515
0 Bình luận
Sắp xếp theo