Ở một số quốc gia Châu Á, dịp nào mà ta có thêm tuổi mới thay vì đến đúng ngày sinh nhật?

Ở một số quốc gia Châu Á, dịp nào mà ta có thêm tuổi mới thay vì đến đúng ngày sinh nhật? Mỗi dịp sinh nhật chúng ta thể bước sang tuổi mới. Nhưng tại một số quốc gia châu Á thì các bạn sẽ có thêm tuổi mới vào dịp này chứ không phải vào ngày sinh nhật. Vậy dịp này là dịp nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Ở một số quốc gia Châu Á, dịp nào mà ta có thêm tuổi mới thay vì đến đúng ngày sinh nhật?

Ở một số quốc gia Châu Á, dịp tết Nguyên Đán, các bạn sẽ có thêm tuổi mới thay vì đến đúng ngày sinh nhật.

Thông thường chúng ta sẽ đón tuổi mới vào dịp sinh nhật của mình nhưng một số nước châu Á, người dân sẽ có thêm tuổi mới vào dịp tết Nguyên Đán, điển hình là Trung Quốc.

Ngoài độ tuổi thực tế (dựa vào ngày sinh nhật), người Trung Quốc còn coi lễ hội mùa xuân (dịp tết Nguyên Đán) là thời điểm tăng thêm 1 tuổi.

2. Tết Nguyên Đán của một số nước châu Á

2.1 Tết Nguyên Đán của Việt Nam

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.

Ở một số quốc gia Châu Á, dịp nào mà ta có thêm tuổi mới thay vì đến đúng ngày sinh nhật?

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.

Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.

2.2 Tết Nguyên Đán của Trung Quốc

Lễ hội mùa xuân là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của những ngày lạnh nhất. Mọi người chào đón mùa xuân và cho những khởi đầu mới. Lễ hội mùa xuân cũng có thể gọi là Tết Nguyên Đán.

Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc kéo dài 15 ngày. Theo truyền thống, bạn phải dành thời gian cho gia đình vào dịp này và chỉ có thể ra ngoài sau ngày thứ 5. Phần lớn các cửa hàng cũng đóng cửa. Vì vậy, người dân thường mua thực phẩm dự trữ, quần áo mới và nhiều thứ khác từ trước đó.

Điều quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán là đoàn tụ gia đình, mọi người thường trở về nhà để quây quần ăn tối trong đêm Giao thừa. Trong dịp này, con cái từ các thành phố lớn sẽ di chuyển về nhà ăn Tết cùng cha mẹ ở quê. Việc di chuyển này được gọi là “Xuân vận”.

2.3 Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc

Dịp Tết Nguyên đán của Hàn Quốc còn được gọi với cái tên là Seollal, đây cũng là một trong hai dịp lễ lớn của quốc gia này (Tết Nguyên đán và Tết Trung thu). Tết Nguyên đán hay tết cổ truyền của người Hàn Quốc cũng được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đã từ lâu tết Nguyên đán trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống ngày tết từ rất lâu đời xưa

Ngày tết Seollal ở Hàn Quốc là thời gian để đón một năm mới đến, tưởng nhớ về tổ tiên và là dịp để các thành viên trong gia đình có dịp được gặp gỡ nhau, hàn huyên, ăn những món ăn truyền thống của đất nước mình và thực hiện những nghi lễ của tổ tiên. Đặc biệt, Tết Nguyên đán là dịp họ tổ chức các lễ hội mùa xuân, chơi những trò chơi dân gian và là khoảng thời gian mà người Hàn Quốc thường diện nhiều nhất bộ trang phục hanbok truyền thống nổi tiếng của người Hàn.

Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày. Người dân ở Hàn Quốc sẽ bắt đầu nghỉ từ ngày cuối cùng của năm cũ và đến hết ngày mùng 2 Tết. Tuy nhiên thì vẫn có một số người vẫn đi làm trong 3 ngày nghỉ lễ này.

Hoa Tiêu vừa giới thiệu cho bạn đọc dịp đặc biệt mà con người ta sẽ bước sang tuổi mới mà không phải là ngày sinh nhật tại một số nước châu Á và cách mọi người ăn tết Nguyên Đán ở một số nước láng giềng của chúng ta.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
3 1.113
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm