Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN?

Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN? Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu về mối quan hệ này trong bài viết dưới đây.

Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN?
Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN?

1. Bản chất của nền dân chủ XHCN và nhà nước XHCN?

Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là:

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quần chúng lao động, bị bóc lột, dân chủ vô sản, nền dân chủ này đã thủ tiêu những tình trạng áp bức của giai cấp, giải phóng con người một cách triệt để.

- Bản chất chính trị:

  • Mang bản chất của giai cấp công nhân
  • Do đảng Cộng sản lãnh đạo
  • Thừa nhận chủ thể quyền lực của nhà nước là nhân dân, nhân dân xây dựng nhà nước

- Bản chất kinh tế

  • Sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về nhân dân thông qua nhà nước
  • Chủ thể phát triển lực lượng sản xuất và thụ hưởng lợi ích là nhân dân

- Bản chất tư tưởng văn hóa xã hội

  • Hệ tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa Mác-Lênin (của giai cấp công nhân)
  • Kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc
  • Con người được giải phóng và phát triển toàn diện

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là:

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới với bản chất xây dựng dựa trên cơ sở của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, là công cụ để thực hiện các quyền lực chính trị của nhân dân lao động.

- Về chính trị: nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động.

- Về kinh tế: bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa đó là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột.

- Về văn hóa - Xã hội: nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và nhiều giá trị văn hóa tiên tiến tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang bản sắc riêng của dân tộc. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp, các giai cấp, tầng lớp được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, cơ hội để phát triển.

Như vậy có thể thấy bản chất của dân chủ XHCN và nhà nước XHCN giống nhau đều hướng đến nền dân chủ cho giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động.

2. Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN?

Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ mật thiết với nhau như sau:

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho xây dựng và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bởi dân chủ xã hội chủ nghĩa được ra đời sớm về mặt lý luận, khi vận dụng dân chủ xã hội chủ nghĩa vào nhà nước thì người dân có đủ điều kiện để xây dựng, thực hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn người đại diện của mình vào bộ máy nhà nước. Người dân có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động quản lý của nhà nước. Qua đó đã phát huy mạnh mẽ trí tuệ trong nhân dân đối với hoạt động của nhà nước.

Đây là sự ưu việt của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để kiểm soát có hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn những hành động tha hóa của quyền lực nhà nước. Nên nếu như các nguyên tắc xây dựng vi phạm dân chủ xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ không được thực hiện.

- Hai là nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ quan trọng thực thi quyền làm chủ của nhân dân.

Bởi nhà nước xã hội chủ nghĩa đã thể chế hóa những ý chí của nhân dân thành hệ thống pháp lý, phân định quyền và trách nhiệm của công dân, đây là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, ngăn chặn những hành động xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhân dân.

Hiện con đường phát triển nhà nước xã hội chủ nghĩa đang ngày càng hoàn thiện, thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Thông qua những hoạt động dân chủ đã tập hợp được nguồn lực xã hội lớn phát huy quyền lợi của người dân. Nếu như nhà nước xã hội chủ nghĩa mất đi bản chất là dân chủ xã hội chủ nghĩa thì sẽ xâm phạm đến quyền làm chủ của nhân dân.

Nhà nước chính là cơ quan có chức năng trong việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện dân chủ cho nhân dân, để bảo vệ nhân dân trước những mưu đồ bất chính. Vì thế nhà nước là trụ cột của nhân dân trong quá trình bảo vệ tổ quốc.

Vì sao nói đây là mối quan hệ không thể tách rời?

Đây là mối quan hệ không thể tách rời vì:

Từ những phân tích trên có thể thấy để nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì phải dựa trên những lý luận, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ngược lại để nền dân chủ được thực thi thì cần có nhà nước xã hội chủ nghĩa, cùng với đó nhà nước xã hội cũng chính là cơ quan quyền lực của nhân dân, tập hợp được hết lực lượng trong nhân dân để thực hiện việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
2 3.477
0 Bình luận
Sắp xếp theo