Lớp 6 có bao nhiêu môn học?
Lớp 6 có bao nhiêu môn học năm 2024-2025? - Năm học 2024-2025, các môn học lớp 6 theo chương trình mới như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, sẽ có lạ lẫm với các em học sinh mới chuyển cấp. Vì vậy chương trình mới lớp 6 có những môn gì là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Lớp 6 có những môn gì 2024?
1. Lớp 6 có bao nhiêu môn học năm 2024?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2019, chương trình học lớp 6 có tổng cộng 12 môn học.
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc cụ thể gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học (trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Ngoài ra còn có 2 môn học tự chọn bao gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.
2. Các môn học lớp 6 theo chương trình mới
Chương trình mới lớp 6 năm học 2024-2025:
Nội dung | Môn học |
Các môn học bắt buộc | Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý |
Các môn học bắt buộc có phân hóa | Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. |
Môn học tự chọn | Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Thời lượng: Học 1 buổi/ngày, không quá 5 tiết học. |
Trong đó:
- Mỗi tiết học kéo dài 45 phút
- Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày) và có thời gian nghỉ giữa các tiết học.
3. Bộ sách lớp 6 chương trình mới
Danh mục sách giáo khoa lớp 6 chương trình mới được Bộ GD&ĐT phê duyệt chủ yếu nằm trong 3 bộ sách: Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm), Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Từ danh mục trên, các tỉnh, thành phố sẽ tiến hành thành lập hội đồng lựa chọn SGK để lựa chọn ra các đầu sách lớp 6 chương trình mớiphù hợp với điều kiện dạy và học của tỉnh thành mình.
Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các tỉnh đều đã chọn ra bộ sách giáo khoa phù hợp cho địa phương mình, vì vậy bố mẹ và các con cần chủ động sát sao theo dõi thông tin để chuẩn bị trước cho các con
4. Bộ sách lớp 6 gồm những quyển gì?
Sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trọng cơ sở giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành kèm theo Quyết định 718/QĐ-BGDĐT ngày 09/02/2021. Bộ sách lớp 6 sẽ gồm tổng cộng 40 đầu mục sách khác nhau dưới đây:
TT | Tên sách | Tên tác giả | Nhà xuất bản |
1. | Ngữ văn 6 Tập 1 | Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Lê Huy Bắc, Phạm Thị Thu Hiền, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Lộc, Trần Nho Thìn | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
Ngữ văn 6 Tập 2 | Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Bùi Minh Đức, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Lộc, Trần Nho Thìn, Trần Văn Toàn | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh | |
2. | Ngữ văn 6 Tập 1 | Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên), Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Thị Mai Liên, Lê Trà My, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương | Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 6 Tập 2 | Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên), Phan Huy Dũng, Phạm Đặng Xuân Hương, Đặng Lưu, Nguyễn Thanh Tùng | Giáo dục Việt Nam | |
3. | Ngữ văn 6 Tập 1 | Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc Thúy | Giáo dục Việt Nam |
Ngữ văn 6 Tập 2 | Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Dương Thị Hồng Hiếu, Phan Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Tiến Thành, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Lê Quang Trường | Giáo dục Việt Nam | |
4 | Toán 6 Tập 1 | Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang | Đại học Sư phạm |
Toán 6 Tập 2 | Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang | Đại học Sư phạm | |
5. | Toán 6 Tập 1 | Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng | Giáo dục Việt Nam |
Toán 6 Tập 2 | Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng | Giáo dục Việt Nam | |
6. | Toán 6 Tập 1 | Trần Nam Dũng, Bùi Văn Nghị (đồng Tổng chủ biên), Vũ Quốc Chung, Trần Đức Huyên (đồng Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Hắc Hải, Nguyễn Văn Hiền, Chu Thu Hoàn, Lê Văn Hồng, Đặng Thị Thu Huệ, Ngô Hoàng Long, Dương Bửu Lộc, Trần Luận, Huỳnh Ngọc Thanh, Chu C ẩm Thơ, Phạm Thị Diệu Thùy, Nguyễn Đăng Trí Tín | Giáo dục Việt Nam |
Toán 6 Tập 2 | Trần Nam Dũng, Bùi Văn Nghị (đồng Tổng chủ biên), Vũ Quốc Chung, Trần Đ ứ c Huyên (đồng Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Hắc Hải, Nguyễn Văn Hiển, Chu Thu Hoàn, Lê Văn Hồng, Đặng Thị Thu Huệ, Ngô Hoàng Long, Dương Bửu Lộc, Trần Luận, Huỳnh Ngọc Thanh, Chu C ẩm Thơ, Phạm Thị Diệu Thùy, Nguyễn Đăng Trí Tín | Giáo dục Việt Nam | |
7. | Tiếng Anh 6 English Discovery | Trần Thị Lan Anh (Chủ biên), Hoàng Thị Minh Lý | Đại học Sư phạm |
8. | Tiếng Anh 6 Tập Một | Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Phan Chí Nghĩa, Vũ Mai Trang, Lương Quỳnh Trang | Giáo dục Việt Nam |
Tiếng Anh 6 Tập Hai | Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên), Lê Kim Dung, Phan Chí Nghĩa, Vũ Mai Trang, Lương Quỳnh Trang, Nguyễn Quốc Tuấn | Giáo dục Việt Nam | |
9. | Tiếng Anh 6 Friends Plus | Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Vũ Vạn Xuân | Giáo dục Việt Nam |
10. | Tiếng Anh 6 Bloggers-Smart | Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Quản Lê Duy, Lê Tấn Cường, Lâm Như Bảo Trân | Đại học Quốc gia TP. H ồ Chí Minh |
11. | Tiếng Anh 6 MacMillan Motivate! | Hoàng Tăng Đức (Tổng chủ biên), C ấn Thị Chang Duyên (Chủ biên), Khoa Anh Việt, Trần Kiều Hạnh | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
12. | Tiếng Anh 6 Explore English | Nguyễn Thanh Bình (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Lan, Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Đào Xuân Phương Trang, Lê Nguyễn Như Anh | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
13. | Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World | Võ Đại Phúc (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Dương Hoài Thương | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
14. | Tiếng Anh 6 Right-on! | Võ Đại Phúc (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên | Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
15. | Giáo dục công dân 6 | Đinh Phương Duy, Đào Thị Ngọc Minh, Huỳnh Văn Sơn ( đồng Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Đào Thị Hà, L ưu Thị Thu Hà, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Đỗ Công Nam, Vũ Thị Thanh Nga | Giáo dục Việt Nam |
16. | Giáo dục công dân 6 | Trần Văn Thắng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thúy Quỳnh, Mai Thu Trang | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
17. | Giáo dục công dân 6 | Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thị Mai Phương (Chủ biên), Nguyễn Hà An, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thọ | Giáo dục Việt Nam |
18. | Khoa học tự nhiên 6 | Mai Sỹ Tuấn (Tổng chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Oanh (đồng Chủ biên), Lê Minh Cầm, Ngô Ngọc Hoa, Lê Thị Phương Hoa, Phan Thị Thanh Hội, Đỗ Thanh Hữu, Cao Tiến Khoa, Lê Thị Thanh, Nguyễn Đức Trường, Trương Anh Tuấn | Đại học Sư phạm |
19. | Khoa học tự nhiên 6 | Vũ Văn Hùng (Tổng chủ biên), Đinh Đoàn Long, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh (đồng Chủ biên), Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thu Hà, Bùi Thị Việt Hà, Nguyễn Đức Hiệp, Trần Thị Thanh Huyền, Lê Trọng Huyền, Vũ Trọng Rỹ, Nguyễn Văn Vịnh | Giáo dục Việt Nam |
20. | Khoa học tự nhiên 6 | Cao Cự Giác (Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên), Phạm Thị Hương, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Nhị, Trần Ngọc Thắng | Giáo dục Việt Nam |
21. | Lịch sử và Địa lí 6 | Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Viết Thịnh (Tổng Chủ biên), Trần Viết Lưu, Nguyễn Văn Ninh, Đỗ Thị Minh Đức (đồng Chủ biên), Phạm Thị Kim Anh, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Phùng Tám, Kiều Văn Hoan, Ngô Thị Hải Yến | Đại học Sư phạm |
22. | Lịch sử và Địa lí 6 | Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên), Nghiêm Đình Vỳ, Đào Ngọc Hùng (đồng Tổng Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Đào Ngọc Hùng (đồng Chủ biên), Vũ Thị Hằng, Phan Ngọc Huyền, Phạm Thị Thanh Huyền, Lê Huỳnh, Trần Thị Hồng Mai, Hoàng Anh Tuấn, Phí Công Việt | Giáo dục Việt Nam |
23. | Lịch sử và Địa lí 6 | Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Hà Văn Thắng, Nguyễn Hữu Bách, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Thị Bắc, Phạm Đỗ Văn Trung | Giáo dục Việt Nam |
24. | Tin học 6 | Hồ Sĩ Đàm, Hồ C ẩm Hà, Nguyễn Đình Hóa, Phạm Thị Anh Lê, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Chí Trung | Đại học Sư phạm |
25. | Tin học 6 | Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị Mai | Giáo dục Việt Nam |
26. | Công nghệ 6 | Nguyễn Tất Thắng (Tổng chủ biên), Trần Thị Lan Hư ơ ng (Chủ biên), Hoàng Xuân Anh, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Bùi Thị Hải Yến | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
27. | Công nghệ 6 | Bùi Văn Hồng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Trần Văn Sỹ | Giáo dục Việt Nam |
28. | Công nghệ 6 | Lê Huy Hoàng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Trương Thị Hồng Huệ, Lê Xuân Quang, Vũ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thanh Trịnh, Vũ C ẩm Tú | Giáo dục Việt Nam |
29. | Âm nhạc 6 | Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh Vân | Giáo dục Việt Nam |
30. | Âm nhạc 6 | Hồ Ngọc Khải, Nguyễn Thị Tố Mai (Đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Văn Hảo (Chủ biên), Lương Diệu Ánh, Nguyễn Đăng Bửu, Nguyễn Thị Ái Chiêu, Nghiêm Thị Hồng Hà, Trần Vĩnh Kh ư ơng, Trần Đức Lâm, Phạm Gia Hoàng My, Lương Minh Tân | Giáo dục Việt Nam |
31. | Âm nhạc 6 | Đỗ Thanh Hiên (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Quang Nhã | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
32. | Mĩ thuật 6 | Đoàn Thị Mỹ Hương, Đinh Gia Lê (đồng Tổng chủ biên), Phạm Thị Chỉnh, Phạm Minh Phong (đồng Chủ biên), Phạm Duy Anh, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị May, Đoàn Dũng Sĩ | Giáo dục Việt Nam |
33. | Mĩ thuật 6 | Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân | Giáo dục Việt Nam |
34. | Mĩ thuật 6 | Phạm Văn Tuyến (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Ngô Thị Hường, Nguyễn Duy Khuê, Nguyễn Thị Hồng Thắm | Đại học Sư phạm |
35. | Giáo dục thể chất 6 | Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Thành | Đại học Sư phạm |
36. | Giáo dục thể chất 6 | Hồ Đắc Sơn, Nguyễn Duy Quyết (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Việt Hoàn, Nguyễn Mạnh Toàn (đồng Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Bính, Nguyễn Xuân Đoàn, Lê Trường Sơn Chấn Hải, Đỗ Mạnh Hưng, Lê Chí Nhân, Phạm Hoài Quyên, Phạm Mai Vương | Giáo dục Việt Nam |
37. | Giáo dục thể chất 6 | Trịnh Hữu Lộc (Tổng Chủ biên), Lưu Trí Dũng (Chủ biên), Lê Minh Chí, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thiên Lý, Lâm Thanh Minh, Lê Văn Quan, Phạm Thái Vinh | Giáo dục Việt Nam |
38. | Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 6 | Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Đình Bảy, Trần Thị Quỳnh Trang (đồng Chủ biên), Trần Minh Hư ờ ng, Nguyễn Thị Bích Liên, Vũ Phương Liên, Trần Bảo Ngọc, Lại Thị Yến Ngọc, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đình Văn | Giáo dục Việt Nam |
39. | Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 6 | Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Nguyễn Đức Sơn (Chủ biên), Đàm Thị Vân Anh, Bùi Thanh Xuân | Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
40. | Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 6 | Lưu Thu Thủy, Bùi Sỹ Tụng (đồng Tổng Chủ biên), Hoàng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Việt Nga, Trần Thị Thu (đồng Chủ biên), Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn cầu, Dương Thị Thu Hà, Tạ Văn Hai, Nguyễn Thu Hương, Lê Thị Luận, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Hồng Thuận, Lê Thị Thanh Thủy | Giáo dục Việt Nam |
5. Chương trình lớp 6 mới
Với định hướng dạy học tích hợp, so với chương trình hiện hành, chương trình mới lớp 6 mới sẽ có một số môn học và hoạt động giáo dục lần đầu xuất hiện; đó là môn: Lịch sử và Địa lí (tích hợp từ 2 môn Lịch sử, Địa lí), Khoa học Tự nhiên (tích hợp từ 3 môn môn Vật lí, Hóa học và Sinh học), môn Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương.
2 phân môn Lịch sử và Địa lí được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ; nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lí và nội dung Địa lí tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử. Kế hoạch dạy môn học được xây dựng theo từng phân môn lịch sử và phân môn địa lý, mỗi phân môn được bố trí dạy đồng thời trong từng học kỳ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Môn khoa học tự nhiên là một môn học mới ở bậc THCS, trước đây chưa từng có. Đây là môn học tích hợp với các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
Đối với nội dung giáo dục của địa phương: Bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương.
Đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ…
6. Lớp 6 thi những môn gì?
Theo như thông tin Hoatieu cung cấp tại Mục 1, quy định mới về chương trình học lớp 6 sẽ có tổng cộng 12 môn.
=> Theo đó, học sinh lớp 6 năm học 2024-2025 sẽ thi tổng cộng tất cả 12 môn học này bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh), Lịch sử và địa lí, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Công nghệ, Tin học. Bên cạnh đó, môn học tự chọn sẽ là Tiếng dân tộc thiểu số hoặc Ngoại ngữ 2.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Lớp 6 có bao nhiêu môn học? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Hạnh kiểm khá có được học sinh giỏi không?
Học lực trung bình hạnh kiểm tốt học sinh gì?
Học sinh giỏi và xuất sắc cái nào hơn?
5 điểm có đậu tốt nghiệp không? 4.98 có đậu tốt nghiệp không?
Bất kì ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
Trượt tốt nghiệp cấp 3 có được thi lại không?
Điểm nghề có được cộng vào điểm thi tốt nghiệp không?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Là gì?
Để việc tuyên truyền vận động học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường dân tộc khát vọng phát triển đất nước phồn vinh đạt hiệu quả, cần phải làm gì?
Con khai sinh theo họ mẹ được không?
Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá có bị phạt không?
Theo luật phòng chống ma tuý 2021 thì chất gây nghiện là?
Tiềm lực chính trị tinh thần có vị trí như thế nào?
Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là?