Học lực trung bình hạnh kiểm tốt học sinh gì?

Học lực trung bình hạnh kiểm tốt học sinh gì? Học lực và xếp loại học sinh cuối năm học được nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay. Nhiều học sinh lo lắng việc bản thân có đạt loại học sinh như kỳ vọng không, có phải thi lại không. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

Học lực trung bình hạnh kiểm tốt học sinh gì?
Học lực trung bình hạnh kiểm tốt học sinh gì?

1. Quy định về xếp loại học sinh

Hiện quy định công nhận danh hiệu học sinh được quy định tại 2 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐTThông tư 22/2021/TT-BGDĐT mới. Hai thông tư này dành cho những khối học khác nhau. Cụ thể năm 2023 Thông tư 58/2011 còn áp dụng với học sinh khối 8, 9, 11, 12; Thông tư 22/2021 áp dụng với khối 6, 7, 10.

Căn cứ vào điều 15 Thông tư 58/2011 sửa đổi theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 18. Xét công nhận danh hiệu học sinh

1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.

2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

3. Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen

Căn cứ vào điều 15 Thông tư 22/2021 như sau:

Điều 15. Khen thưởng

1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh

a) Khen thưởng cuối năm học

- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.

Như vậy có thể thấy quy định chỉ đề cập đến việc xếp loại học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, học sinh tiên tiến, học sinh có thành tích tốt trong học tập. Cũng từ những quy định này cũng cho thấy rằng xếp loại học sinh dựa vào cả học lực và hạnh kiểm tương ứng, nếu như một trong hai điều kiện này không đạt thì không xếp loại học sinh và trao danh hiệu. Việc xếp tên loại học sinh sẽ dựa vào loại học lực mà học sinh đạt được

2. Học lực trung bình hạnh kiểm tốt học sinh gì?

Cũng căn cứ quy định trên thì có thể thấy học lực và hạnh kiểm phải được xem xét song song ở cùng mức với nhau thì mới được xếp loại học sinh tương ứng. Ví dụ học sinh giỏi thì phải có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt.

Tuy nhiên với câu hỏi học lực trung bình, hạnh kiểm tốt đạt loại học sinh gì? Câu trả lời là học sinh trung bình, Bởi việc xếp thứ tự loại học sinh sẽ dựa vào loại học lực mà học sinh đã đạt được. Ở trường hợp này thì với loại học lực trung bình thì vẫn đạt học sinh trung bình dù hạnh kiểm có loại tốt.

3. Học lực trung bình có bị hạ hạnh kiểm không?

Căn cứ quy định xếp loại hạnh kiểm tại Thông tư 58/2011 như sau:

Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm

1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:

a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Xếp loại hạnh kiểm:

Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

Cũng căn cứ vào đánh giá xếp loại hạnh kiểm tại Thông tư 22/2021 như sau:

Điều 8. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy căn cứ vào hai thông tư này thì có thể thấy việc đánh giá hạnh kiểm của học sinh hoàn toàn phụ thuộc và việc rèn luyện phẩm chất, ý thức của học sinh mà không phụ thuộc vào học lực. Vì thế việc học lực có thấp thì cũng không bị hạ hạnh kiểm.

Bởi chúng ta cũng thấy học lực và hạnh kiểm là hai lĩnh vực đánh giá hoàn toàn khác nhau. Hạnh kiểm là ý thức, đạo đức cơ bản mà ai cũng có và thực hiện được. Còn học lực là dựa vào khả năng trí tuệ, bộ não của từng người, nên việc đánh giá học lực là thuộc lĩnh vực đánh giá năng lực, trình độ, nếu như khả năng học sinh có giới hạn cũng không ảnh hưởng đến hạnh kiểm đã được đánh giá.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 601
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm