Hợp tác xã là gì 2025?

Hợp tác xã là gì 2025? Hợp tác xã là mô hình kinh tế tập thể đã xuất hiện từ lâu ở nước ta và đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người có những hiểu lầm về hợp tác như đây là mô hình lỗi thời, đã bị hủy bỏ từ lâu...Để có cái nhìn khách quan và rõ nét hơn về Hợp tác xã là gì? Ưu, nhược điểm của mô hình này như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.

Quy định về Hợp tác xã mới nhất
Quy định về Hợp tác xã mới nhất

1. Hợp tác xã là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định:

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và được điều hành bởi một nhóm các cá nhân vì lợi ích chung của họ. Hợp tác xã được Liên minh quốc tế hợp tác xã định nghĩa là "một hiệp hội tự trị của những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ".

Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp

2. Ưu điểm và nhược điểm hợp tác xã?

2.1. Ưu điểm của hợp tác xã:

– Hợp tác xã là mô hình kinh tế thể hiện tính xã hội rất cao thông qua việc thu hút được đông đảo các thành phần tham gia. Mô hình này tạo điều kiện cho các cá nhân riêng lẻ có cơ hội và môi trường phát triển tốt trong sản xuất, kinh doanh.

– Nguyên tắc của Hợp tác xã là dân chủ và bình đẳng. Do đó, tất cả các thành viên trong Hợp tác xã đều bình đẳng trong việc tham gia biểu quyết, quyết định các hoạt động chung của tổ chức này mà không hề phụ thuộc vào công sức hay số vốn góp nhiều ít của bản thân.

– Các thành viên trong hợp tác xã chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã của bản thân. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra.

2.1. Nhược điểm của hợp tác xã:

– Cơ chế bình đẳng vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của HTX. Dù góp vốn nhiều hay ít thì quyền biểu quyết, quyết định trong các hoạt động, công việc của HTX là ngang nhau giữa các xã viên. Vì thế, điều này đã tạo nên tâm lý e ngại, không muốn góp vốn nhiều hơn người khác của các thành viên HTX.

– Do thu hút được số lượng thành viên đông đảo mà quá trình quản lý hợp tác xã cũng gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc. Ông bà ta thường có câu nói: "9 người thì 10 ý" cũng chính là để chỉ những trường hợp như này.

– Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp của các thành viên và các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác. Do đó, so với các mô hình kinh tế khác thì nguồn vốn góp của HTX còn khá hạn chế.

3. Điều kiện làm thành viên của hợp tác xã

Ví dụ minh họa về Hợp tác xã
Ví dụ minh họa về Hợp tác xã

Điều kiện làm thành viên của hợp tác xã được quy định tại Điều 13 Luật hợp tác xã 2012, cụ thể như sau:

- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật;

Cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.

Lưu ý: Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã;

- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

4. Ví dụ về hợp tác xã

- HTX Dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp Liên Sơn (ở xã Sơn Cẩm, T.P Thái Nguyên). HTX được thành lập từ năm 1976, tập trung vào các hoạt động dịch vụ như thủy lợi, vật tư nông nghiệp, tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho sản xuất của các hộ thành viên.

Thông qua việc công khai trong quản lý tài chính, phân công và giao khoán trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất cho từng đội, hoạt động của HTX hiện nay đã phát huy tính tự chủ, tự quản của mỗi thành viên và nâng cao hiệu quả. Doanh thu hàng năm của HTX đạt từ 2-3 tỷ đồng, nhiều thành viên tự nguyện tham gia, hiện có trên 1.200 thành viên.

- HTX Thương mại và Dịch vụ môi trường xanh Phổ Yên (xã Trung Thành, T.X Phổ Yên). Đây là HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vệ sinh môi trường, đô thị. Đến nay, HTX đang tạo việc làm ổn định cho 40 thành viên và gần 100 lao động thời vụ, thu nhập bình quân của thành viên là 5,5 triệu đồng/người/tháng.

- Hợp tác xã Nông ngư 14/10 ở ấp Hòa Nhờ A, xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên là một trong những Hợp tác xã hoạt động rất thành công trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ. Tính riêng trong vụ nuôi năm 2020, hình thức nuôi này đã mang đến cho Hợp tác xã sản lượng tôm vượt gần 30 tấn so với năm 2019. Chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận tăng đều theo từng năm, đặc biệt là tôm thu hoạch không còn bị thương lái ép giá; đã giúp các thành viên phấn khởi và yên tâm đầu tư sản xuất. Hiện nay có 12/23 hộ thành viên khá giàu còn lại là hộ trung bình, không còn hộ nghèo - cận nghèo.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về mô hình kinh tế HTX. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 4.076
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm