Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?

Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không? Câu hỏi của nhiều người lao động hiện nay đang làm việc tự do và mong muốn được đóng bảo hiểm xã hội để tự bảo vệ bản thân trong quá trình lao động tự do. Vậy việc này có thể thực hiện được không? Hãy cung hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định khái niệm bảo hiểm xã hội là:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Bảo hiểm xã hội được hiểu đơn giản là một chính sách xã hội nhằm bảo vệ người lao động khi không có việc làm hoặc mất việc làm.

2. Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không?

Căn cứ vào đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được quy định trong luật bảo hiểm xã hội thì người tham gia bảo hiểm xã hội có hai trường hợp là bắt buộc và tự nguyện. Những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định về người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

c) Người lao động giúp việc gia đình;

d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

h) Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Như vậy nếu bạn là người không làm việc cho một công ty nào và mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn có thể tham gia theo hình thức tự nguyện với mức đóng được tìm hiểu cụ thể trong mục dưới đây.

3. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH năm 2022 thì mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động đang được tính theo công thức như sau:

Mức đóng/tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện - Mức nhà nước hỗ trợ đóng

Trong đó:

- Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện của người lao động do người đó tự quyết định.

- Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện:

Từ ngày 01/01/2022, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng, nên mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 có sự điều chỉnh.

+ Mức hỗ trợ được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:

Hộ nghèo được hỗ trợ: 30% x 22% x 1.500.000 = 99.000 đồng/tháng

Hộ cận nghèo được hỗ trợ: 25% x 22% x 1.500.000 = 82.500 đồng/tháng

Các đối tượng khác được hỗ trợ: 10% x 22% x 1.500.000 = 33.000 đồng/tháng.

Như vậy đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi công việc bị gián đoạn. Việc tham gia tự nguyện sẽ được nhà nước hỗ trợ mức đóng hàng tháng nhằm bảo đảm quyền lợi của họ.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Không đi làm có đóng bảo hiểm xã hội được không? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

Đánh giá bài viết
1 159
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm