Khi có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xử lý thế nào?
Khi có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xử lý thế nào? Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu như có vi phạm. Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu về hình thức xử lý với vi phạm cạnh tranh không lành mạnh trong bài viết dưới đây.
Quy định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Căn cứ vào điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Những hành vi này được cho là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác nhằm gây thiệt hại cho doanh nghiệp đó và thu lợi về phía mình. Hơn nữa những hành vi này là trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực và tập quán thương mại, chuẩn mực của đạo đức trong kinh doanh. Ngoài ra còn trái đạo đức lương tâm khi sử dụng những hình thức gian dối để nhằm khiến cho đối phương mất uy tín và khách hàng hoặc bị phá sản để doanh nghiệp của mình được chiếm lĩnh thị trường. Trái đạo đức bởi hành vi khiến cho đối phương phải khốn cùng còn mình thì được đi lên.
2. Quy định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm | Phạt hành chính | Hình thức phạt bổ sung |
Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh | Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng | Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. |
Hành vi ép buộc trong kinh doanh | Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng với trường hợp ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh | Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. |
Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác | Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp; Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp; Với hành vi vi phạm thực hiện từ 2 thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì sẽ bị phạt gấp 2 lần. | Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra chủ thể vi phạm còn bị buộc cải chính công khai. |
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác | Với hành vi gián tiếp: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng Với hành vi trực tiếp: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng Với hành vi vi phạm thực hiện từ 2 thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì sẽ bị phạt gấp 2 lần. | Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực thi hành. |
Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính | Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; Với hành vi vi phạm thực hiện từ 2 thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì sẽ bị phạt gấp 2 lần. | Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn |
Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ | Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; Với hành vi vi phạm thực hiện từ 2 thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì sẽ bị phạt gấp 2 lần. | Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; |
Như vậy với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đến 1.000.000.000 đồng tuỳ vào lĩnh vực và mức độ vi phạm của chủ thể. Mỗi một hành vi còn có những hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục khác nhau nhằm khôi phục lại những tổn hại mà doanh nghiệp đó gây ra cho công ty khác.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về câu hỏi Khi có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xử lý thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật sau đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Cạnh tranh là gì?
Án treo là gì? Điều kiện để được hưởng án treo 2024
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào?
Môi giới bất động sản là gì 2024?
Hầu đồng là gì? Hầu đồng có phải mê tín dị đoan?
Đặc điểm của pháp luật
Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh?
Bộ câu hỏi về Hợp tác xã 2024
- Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
- Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 1
- Điều kiện khách quan, chủ quan người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động
- Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là cơ sở?
- Ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
- Doanh nghiệp H kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động
- Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường
- Những sản phẩm tiêu dùng nào trong gia đình em là hàng hoá? GDCD 11 trang 26
- Ví dụ về giá trị hàng hoá được phát hiện dần với sự phát triển của khoa học? GDCD 11 trang 26
- Tại sao giá trị của hàng hoá do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định? GDCD 11 trang 26
- Ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường? GDCD 11 trang 27
- Công dân cần làm gì với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay? GDCD 11 trang 27
- Tại sao nói giá cả là mệnh lệnh của thị trường? GDCD 11 trang 27
- Ví dụ về thị trường?
- Các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ
- Trong nền kinh tế thị trường quy luật lưu thông tiền tệ nhằm?
- Ví dụ về quy luật lưu thông tiền tệ
- Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Tác động của quy luật giá trị
- Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất
- Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất?
- Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
- Giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị để mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Vị trí của quy luật giá trị?
- Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Bài 7:
- Em có dự định sẽ hoạt động trong thành phần kinh tế nào? Tại sao?
- Ví dụ về các thành phần kinh tế ở nước ta GDCD 11
- Tại sao nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là Cầu nối để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
- Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
- Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
- Tại sao nói nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn so với các chế độ xã hội trước đây ở nước ta ở điểm nào?
- Em hiểu thế nào là Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?
- Hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa có gì khác nhau?
- Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?
- Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương mình?
- Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị? Cho ví dụ minh họa?
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất?
- Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
- Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết
- Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với quan niệm Đông con hơn nhiều của
- Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với quan niệm Trọng nam khinh nữ
- Nội dung nào dưới đây là một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
- Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
- Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ
- Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở nước ta là?
- Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây?
- Đối với nước ta hiện nay một trong những nhiệm vụ của chính sách giáo dục và đào tạo là góp phần?
- Một trong những phương hướng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là?
- Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
- Bài 15: Chính sách đối ngoại
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Là gì?
Độ tuổi của thanh niên Việt Nam theo Luật thanh niên?
3 chế độ trong tuần của quân đội 2024
Việc công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi được nhà nước trưng cầu ý dân là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi?
Giáo viên tiểu học hạng 4 là gì?
Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển đông?
Tài liệu bí mật nhà nước là gì?